CÂU 30. PHÂN TÍCH NỘI DUNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH...

3) Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp. Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định đấu tranh giai cấp là quy luậtvận động của xã hội có đối kháng giai cấp. Đó là cuộc đấu tranh giữa người bị áp bức chống lại kẻ áp bức; người bị bóc lột chống lại kẻ bóc lột mà đỉnh cao là cách mạng xã hội.a) Định nghĩa đấu tranh giai cấp.“Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống lại bọn có đặc quyền, đặc lợi và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”. Như vậy, thực chất đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau (lợi ích cơ bản là những giá trị vật chất và tinh thần để thoả mãn nhu cầu nhất định của một giai cấp). Do sự đối lập về lợi ích mang tính đối kháng nên đấu tranh giai cấp là tất yếub) Các hình thức đấu tranh giai cấp là đấu tranh kinh tế; đấu tranh tư tưởng và đấu tranh chính trị. Muốn giải phóng về kinh tế, phải đấu tranh tư tưởng và tiến lên đấu tranh chính trị để giành chính quyền. “Bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũnglà một cuộc đấu tranh chính trị”. Trong cuộc đấu tranh giai cấp, mỗi giai cấp đều muốn tập hợp quanh mình những giai cấp khác, phù hợp về lợi ích cơ bản, lâu dài hoặc có thể là những lợi ích không cơ bản và tạm thời. Đó là liên minh giai cấp trong đấu tranh giai cấp và liên minh giai cấp là một yếu tố tất yếu trong đấu tranh giai cấp.c) Vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội có đối kháng giai cấp của đấu tranh giai cấp. Chúng ta thấy rằng, khi sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến tới mức độ mà quan hệ sản xuất trở thành vật cản của sự phát triển đó thì xẩy ra mâu thuẫn giữa chúng với nhau. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, do lợi ích giai cấp,giai cấp thống trị bằng mọi cách để bảo vệ, duy trì quan hệ sản xuất đang mang lại lợi ích cho mình, nên giai cấp đó dùng mọi biện pháp, trong đó có biện pháp sử dụng bộ máy nhà nước để trấn áp những giai cấp mới đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến hơn. Xây dựng quan hệ sản xuất mới, mở đường cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển, là giải quyết mâu thuẫn trên; xác lập phương thức sản xuất mới, thúc đẩy xã hội phát triển là mục đích của đấu tranh giai cấp. Muốn thiết lập quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì phải thông qua đấu tranh giai cấp. Cuộc đấu tranh ấy sẽ dẫn đến cách mạng xã hội để xoá bỏ giai cấp đại diện cho quanhệ sản xuất đang thống trị. Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động và phát triển của xã hội do tính chất, trình độ phát triển của đấu tranh giai cấp quy định. Có cuộc cách mạng xã hội chỉ thay thế hình thức áp bức, bóc lột, cai trị; có cuộc cách mạng giải phóng giai cấp bị bóc lột,cai trị khi đồng thời giải phóng cả giai cấp bóc lột, cai trị, do đó giải phóng toàn xãhội khỏi bóc lột, cai trị.Có thể nói, các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp đều xuấtphát từ lợi ích kinh tế, nhằm giải quyết vấn đề kinh tế và từ vấn đề này giải quyết những vấn đề khác để thúc đẩy xã hội phát triển. Bởi vậy, đấu tranh giai cấp là phương pháp cơ bản, là đầu tàu của lịch sử, là đòn bẩy để thay đổi hình thái kinh tế-xã hội, là động lực để thúc đẩy sự phát triển các mặt khác nhau của đời sống xã hội. Câu hỏi 34. Cách mạng xã hội? Đáp. Câu trả lời gồm bốn ý lớn