CÂU 3B. ĐẤT NƯỚC CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM

2. Thân bài: - Khái quát chung về phần đầu bài thơ: nhận thức chung về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm- Đoạn thơ dùng hình thức độc đáo để cắt nghĩa, lí giải Đất Nước: cách tách từ (chiết tự). - Đất Nước hiện hình trong rất nhiều không gian khác nhau:+ Những không gian quen thuộc: ngôi trường, dòng sông. + Đất nước xuất hiện trong không gian yêu thương tình nghĩa (nơi ta hò hẹn, nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm) => Phân tích hình ảnh chiếc khăn: biểu tượng của nỗi nhớ (dẫn chứng trong ca dao)+ Đất nước hiện lên qua không gian kì vĩ, tráng lệ của gấm vóc giang sơn: "hòn núi bạc", "nước biển khơi" ...+ Đất Nước còn là không gian sinh tồn, quần tụ và sinh cơ lạc nghiệp của cả cộng đồng: "nơi dân mình đoàn tụ", nơi rồng ở, nơi chim về => cội nguồn dân tộc qua việc nhắc lại truyền thuyết Lạc Long Quân vàÂu Cơ- Đất nước gắn liền với những hoạt động, những sinh hoạt văn hóa, lao động sản xuất bình dị, thân thiết mà rất đỗi thiêng liêng của con người: học tập, lao động, sản xuất, yêu thương, sinh cơ, lập nghiệp, ... Cùng với đó là những truyền thống cao đẹp của dân tộc: truyền thống hiếu học, nghĩa tình, tinh thần đoàn kết, ý thức cội nguồn ...==> Đất nước vừa gần gụi thân quen vừa lớn lao kì vĩ gợi trong ta niềm yêu quý, tự hào.- Đặc sắc nghệ thuật:+ Thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn đan xen như mạch kể câu chuyện, khi thủ thỉ tâm tình, khi thì trào lên xúc động như dòng chảy miên viễn của thời gian, như tầm bao quát mênh mông của không gian đất nước.+ Giọng điệu trữ tình, chính luận+ Nghệ thuật đối, lặp tạo nên tính nhạc cho đoạn thơ+ Cách triết tự để định nghĩa mang lại cái nhìn mới mẻ, đa chiều cho khái niệm Đất Nước.+ Sử dụng vô cùng hiệu quả các chất liệu văn hóa dân gian: Ca dao, thần thoại, truyền thuyết ... để thêm một lần nữa khẳng định tư tưởng xuyên suốt: Đất Nước của Nhân dân.- Liên hệ tới các sáng tác khác về Đất nước (Đất nước của Nguyễn Đình Thi)=> Tình yêu quê hương, đất nước lắng đọng trong cảm xúc của nhà thơ- Liên hệ bản thân