Câu 2
a/ Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài
nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn, kết bài kết luận
được vấn đề. 0,50
b/ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về vai trò của nhân dân đối với
đất nước qua đoạn thơ. Nét mới mẻ, độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm trong nghệ thuật
thể hiện tư tưởng"Đất Nước của Nhân dân" qua so sánh ngắn gọn với một số tác
phẩm văn học cùng đề tài. 0,50
c/ Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 3,00
1/ Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm. 0,5
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mỹ
cứu nước. Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư sâu lắng,cảm xúc nồng nàn, trữ
tình–chính luận.
Đoạn trích "Đất Nước" (thuộc trường ca "Mặt đường khát vọng") thể hiện cảm
nhận mới mẻ của tác giả về đất nước, nhấn mạnh tư tưởng "Đất Nước của Nhân
dân" được diễn đạt sáng tạo bằng thể thơ hiện đại với nội dung đậm đà chất liệu
văn hóa dân gian.
2/ Cảm nhận về vai trò của nhân dân đối với đất nước qua đoạn thơ; so sánh với thơ
văn cùng đề tài để nêu bật nét mới mẻ, độc đáo của NKĐ trong việc thể hiện tư tưởng
"ĐN của Nhân dân". 1,5
* Giải thích: Vai trò của nhân dân: Vị trí, cương vị, chức năng của nhân dân trong quá
trình dựng nước, giữ nước, phát triển đất nước.
2.1/ Cảm nhận về vai trò của nhân dân đối với đất nước qua đoạn thơ.[Trọng tâm]
2.1.1/ Chính nhân dân - những người vô danh, bình dị, anh hùng - đã "Làm nên Đất Nước
muôn đời..." ("Có biết bao người ... làm ra Đất Nước").
2.1.2/ Chính nhân dân - người khai mở, kiến tạo và gìn giữ, lưu truyền những giá trị vật
chất và tinh thần cho đất nước. ("Họ giữ và truyền ... trồng cây hái trái")
a/ Họ là người sáng tạo, gìn giữ nếp sinh hoạt bình dị của đời sống hàng ngày.
b/ Họ là người sáng tạo, giữ gìn tiếng mẹ đẻ; mở mang bờ cõi, khai phá đất đai, gìn giữ
tên đất, tên làng; lưu truyền ngọn lửa văn hoá qua các thế hệ ...
c/ Họ là người phát triển kinh tế, lưu truyền kinh nghiệm lao động sản xuất cho muôn đời
sau ...
2.1.3/ Chính nhân dân – những người anh hùng bất khuất, hi sinh thầm lặng, sẵn
sàng đứng lên bảo vệ đất nước trước những biến động lịch sử và hiểm họa ngoại xâm.
("Có ngoại xâm ... vùng lên đánh bại")
2.1.4/ Nghệ thuật ngợi ca, khẳng định vai trò của nhân dân đối với đất nước:
Giọng thơ trữ tình – chính luận sâu lắng, thiết tha.
Thể thơ tự do diễn đạt tự nhiên, linh hoạt, phóng khoáng.
Ngôn ngữ, hình ảnh vừa giản dị, mộc mạc, gần gũi, quen thuộc vừa mang tính
khái quát, trang trọng, thành kính; các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt.
2.2/ Nét mới mẻ, độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm trong việc thể hiện tư tưởng "Đất Nước
của Nhân dân". 0,5
2.2.1/ So sánh ngắn gọn một số TPVH cùng đề tài. (Ví dụ: Nam quốc sơn hà, Thiên
đô chiếu, Đại cáo bình Ngô, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Việt Bắc, Đất nước, ...):
VH Trung đại: Tư tưởng quân chủ phong kiến, nhân dân ít được đề cao.
VH Hiện đại: Tư tưởng dân chủ, nhưng nhân dân chưa là nhân vật chính xuyên
suốt.
2.2.2/ Nét mới mẻ, độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm trong việc thể hiện tư tưởng
"Đất Nước của Nhân dân": TS phải nêu được hai ý cốt lõi sau:
a/ Nội dung: Chủ đề xuyên suốt, tư tưởng mới mẻ, mang tính thời đại: Đất nước của Nhân
dân.
b/ Nghệ thuật: Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo.
* Lưu ý: Ở hai luận điểm chính này (2.1 và 2.2):
1/ Nếu TS lập luận đan xen, phân tích không theo định hướng (nhận định) thì chỉ
cho điểm tối đa: 1,50/2,00.
2/ Nếu TS phân tích sơ lược hoặc diễn xuôi đoạn thơ thì cho điểm tối đa: 1,00/2,00.
3/ Đánh giá. 0,5
3.1/ Tác phẩm: Đoạn thơ thể hiện những cảm nhận và cách biểu đạt mới mẻ về vai trò của
nhân dân trong lịch sử dựng nước, giữ nước; khẳng định một tư tưởng mang tính thời đại:
"Đất Nước của Nhân dân".
3.2/ Tác giả: "Đất Nước", đoạn thơ, tiêu biếu cho phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Tác phẩm, đoạn trích không chỉ thể hiện tình cảm yêu nước sâu sắc của tác giả mà còn
khơi dậy niềm tự hào về Tổ quốc, Nhân dân và ý thức trách nhiệm công dân
trong tâm tưởng mỗi người...
d/ Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về luận đề. 0,50
e/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,50
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00 điểm
* Lưu ý chung:
1/ Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của TS cần được đánh giá tổng quát,
Bạn đang xem câu 2 - Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh