- PHÂN TÍCH (PHÂN TÍCH ĐỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH THỂ LOẠI, YÊU CẦU, PHẠM VI DẪN CHỨNG)

Câu 2: Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. Cách giải: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hào khí Đông A trong tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão và tác phẩm Tỏ lòng. - Hoàn cảnh sáng tác: Tương truyền bài thơ được sáng tác trước cuộc kháng chiến chông quân Mông Nguyên lần 2, lúc đó Phạm Ngũ Lão cùng một số tướng lĩnh được cử đi trấn giữ biên cương. - Giải thích hào khí Đông A: Theo chữ Hán thì chữ Đông và chữ A ghép là chữ Trần; hào khí Đông A là hào khí thời Trần – khí thế mạnh mẽ, hùng dũng trong công cuộc chống giặc bảo vệ đất nước. - Cảm nhận hào khí Đông A thể hiện trong bài thơ Tỏ lòng: + Niềm tự hào trước sức mạnh và khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần. + Khát vọng lập nhiều chiến công, cống hiến nhiều hơn cho đất nước. + Nghệ thuật: Giọng thơ hào hùng, mang cảm hứng tự hào, ngợi ca; bút pháp phóng đại; điển tích; đặt con người trong tương quan với vũ trụ… - Đánh giá: Hào khí Đông A làm nên chất anh hùng ca cho bài thơ Tỏ lòng. Phạm Ngũ Lão thể hiện rõ tấm lòng yêu nước và khát vọng chống giặc cứu nước. d. Sáng tạo - Ý mới mẻ, sâu sắc, biết liên hệ, so sánh e. Diễn đạt - Chính tả, dùng từ, đặt câu