DO NHÀ NGHÈO, LẠI ĐÔNG CON NÊN KHI THẤY CON BÉ LỚN HỌC XONG TIỂU HỌ...

2. Do nhà nghèo, lại đông con nên khi thấy con bé lớn học xong tiểu học, anh Duquyết định cho con nghỉ học để phụ giúp việc gia đình. Biết chuyện, bác Trưởng thôn đãsang động viên gia đình cố gắng cho con tiếp tục đi học để ít ra thì cũng hoàn thành phổcập giáo dục. Anh Du thì cho rằng, con anh đã học xong tiểu học là hoàn thành phổ cậpgiáo dục.Vậy hiện nay, Nhà nước ta quy định về phổ cập giáo dục như thế nào?Trả lời:Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức để mọi công dân đều được học tập và đạt tới mộttrình độ học vấn tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Hiện nay, Nhà nước ta thực hiện phổcập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dụctrung học cơ sở (tức là hết lớp 9). Nhà nước thực hiện các điều kiện để phổ cập giáo dụctrong cả nước.Điều 11 Luật Giáo dục quy định: mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ họctập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thànhviên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng quy định: gia đình, Nhànước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáodục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.Người có hành vi vi phạm quy định về phổ cập giáo dục có thể bị phạt cảnh cáo hoặcphạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp cản trở việc đi học của ngườihọc các cấp học phổ cập hoặc bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trongtrường hợp xúi giục người học các cấp học phổ cập không đi học hoặc bỏ học (theo Điều 21Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 40/2011/NĐ-CP ngày 08/6/2011 củaChính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục).