ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

3. Ý nghĩa của việc đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học

Đánh giá là vấn đề quan trọng mà hệ thống giáo dục phải quan tâm, đây là một

hoạt động gắn với hoạt động dạy và học, hỗ trợ và có mối quan hệ tương tác vớI

các hoạt động này. Việc đánh giá nhằm mục đích cho phép chúng ta xác định:

- mục tiêu giáo dục được đặt ra có phù hợp hay không và có đạt được hay không

- Việc giảng dạy có thành công hay không, người học có tiến bộ hay không.

Đánh giá có thể thực hiện đầu quá trình giảng dạy để giúp tìm hiểu và chẩn đoán

về đối tượng giảng dạy, có thể triển khai trong tiến trình dạy và học để tạo những

thông tin phản hồi giúp điều chỉnh quá trình dạy và học, cũng có thể thực hiện lúc

kết thúc để tổng kết. Như vậy, sự đánh giá phải được xem là một bộ phận quan

trọng và hợp thành một thể thống nhất của quá trình giáo dục đào tạo, không có

sự đánh giá thì không thể biết việc học và việc dạy xảy ra như thế nào.

Đánh giá thành quả học tập của sinh viên là một khâu quan trọng của quá trình

giảng dạy, nó tạo nên các phản hồi thường xuyên để điều chỉnh quá trình đó nhằm

đạt hiệu quả ngày càng cao. Việc hiểu biết thấu đáo các phương pháp đánh giá kết

quả học tập là hết sức cần thiết để tránh quá nhấn mạnh hoặc xem nhẹ một

phương pháp nào, để sử dụng từng phương pháp đánh giá đúng lúc, đúng chỗ,

nhằm tăng hiệu quả giáo dục.