1 THỰC HIỆN ĐÚNG QUY TRÌNH CHO VAYQUA KẾT QUẢ PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT HUYỆN THANH BÌNH TA THẤY, ĐA PHẦN RỦI RO XẢY RA LÀ DO NGUYÊN NHÂN TỪ KHÁCH HÀNG, CHỦ YẾU LÀ DO KHÁCH HÀNG THIẾU NĂNG LỰC, CÁC DỰ ÁN CHO VAY KHÔNG KHẢ THI VÀ MỘT P...

5.3.2.1 Thực hiện đúng quy trình cho vay

Qua kết quả phân tích rủi ro tín dụng tại NHN

O

& PTNT huyện Thanh

Bình ta thấy, đa phần rủi ro xảy ra là do nguyên nhân từ khách hàng, chủ yếu là

do khách hàng thiếu năng lực, các dự án cho vay không khả thi và một phần là do

khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Vì vậy, để hạn chế rủi ro tín dụng Ngân

hàng cần thực hiện đúng quy trình cho vay theo hướng dẫn của NHN

O

& PTNT

Việt Nam. Cụ thể như sau:

Trước khi cho vay

Do rủi ro tín dụng tại Ngân hàng xuất hiện nhiều ở hộ sản xuất kinh doanh

nên để hạn chế rủi ro tín dụng ở nhóm đối tượng này, trước khi cho vay Ngân

hàng cần chú ý những điểm sau:

− Thường xuyên phân tích khách hàng, trong đó cần chú ý đến:

+ Phân tích tư cách, năng lực pháp lý.

+ Phân tích năng lực điều hành, quản lý.

+ Phân tích tình hình hoạt động SXKD.

+ Phân tích tình hình tài chính.

Việc phân tích này nhằm đánh giá một cách chính xác, khách quan, toàn

diện về khách hàng của mình, để từ đó có chính sách đầu tư hợp lý. Bởi có đánh

giá đúng khách hàng thì mới biết được khả năng hoàn trả nợ của họ.

− Xem xét tính khả thi của phương án kinh doanh, cán bộ tín dụng điều kiện

và môi trường kinh doanh như thị phần mà khách hàng đang có, khả năng cạnh

tranh của các sản phẩm cùng loại mà khách hàng tung ra thị trường, cuối cùng là

cán bộ tín dụng phải nhận thức được khả năng phát triển trong tương lai của

ngành nghề khách hàng đang kinh doanh. Từ đó có quyết định đúng đắn khi xét

duyệt cho vay.

Kiểm tra sau khi cho vay

Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc

thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn

sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý

một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những

trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói

chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều

khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra

những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong

thời gian qua NHN

O

& PTNT huyện Thanh Bình chưa thực hiện tốt công tác này.

Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán

bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại

đơn vị còn kém, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà Ngân

hàng yêu cầu.

Công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay có ý nghĩa cực kỳ quan trọng,

mục đích của công việc này là hướng dẫn, đôn đốc khách hàng sử dụng vốn vay

đúng mục đích, có điều kiện thuận lợi để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh

của khách hàng từ đó có thể tư vấn cho khách hàng để khách hàng sử dụng vốn

mang lại hiệu quả kinh tế.

Để thực hiện tốt công tác này thì cán bộ tín dụng nên định kỳ hoặc đột

xuất kiểm tra tùy theo độ an toàn của khoản vay. Cán bộ tín dụng kiểm tra bằng

cách thị sát tiến độ thực hiện và thị sát vật chất. Nếu phát hiện những vấn đề ảnh

hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng thì cán bộ tín dụng phải trực tiếp

báo cáo đến Trưởng phòng tín dụng, trình giám đốc biết để có những giải pháp

khắc phục kịp thời, có thể ngừng cho vay hoặc thu nợ trước hạn.

Hàng tháng, quý thực hiện tốt việc phân nhóm nợ theo đúng quy định, tổ

chức phân tích nợ tồn đồng, nợ đã xử lý rủi ro xác định nguyên nhân để có biện

pháp thu nợ đạt hiệu quả.

Thường xuyên theo dõi kế hoạch thu nợ của từng xã, thị trấn nắm bắt kịp

thời các hộ chưa trả nợ nhằm đôn đốc nhắc nhở trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn.