5. QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ DỰ PHÒNG RỦI ROQUY ĐỊNH NÀ...

4.5. Quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn và dự phòng rủi roQuy định này là rất cần thiết vì như chúng ta đã biết thì hoạt động cho vay là một hoạt động luôn ẩn chứa những rủi ro cho các TCTD ,nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ,cũng như sự tồn tại của các TCTD.Theo quy định tại điều 81,82,Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2004,về tỷ lệ bảo đảm an toàn và dự phòng rủi ro.Theo quy định tại khoản 1 điều 81 thì khả năng chi trả của các TCTD được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản “Có “ có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản “NỢ “ phải thanh toán tại một thời điểm nhất định của TCTD. Để hoàn thiện môi trường pháp lý về quy chế hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng, ngày 19 tháng 4 năm 2005, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ban hành Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN (gọi tắt là Quyết định 457) về các tỷ lệ bảo đảm an toàn mà các TCTD phải duy trì. Theo đó, các TCTD phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản “Có “có thể thanh toán ngay và các tài sản” Nợ “sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo, tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản” Có “có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản Nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo. Theo quy định tại điều 82,TCTD phải dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng .Khoản dự phòng rủi ro này phải được tính vào chi phí hoạt động . Tại khoản 2 Điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong họat động ngân hàng của các TCTD (gọi tắt là Quyết định số 493) định nghĩa: "Dự phòng rủi ro là là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD". Việc quy định dự phòng rủi ro ở mỗi quốc gia là khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng đánh giá và kiểm soát rủi ro, đồng thời việc xác định căn cứ để tính tỷ lệ trích lập dự phòng giữa các quốc gia là khác nhau. Ngoài các biện pháp dự phòng trên, các TCTD còn phải tuân thủ và duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Pháp luật về hoạt động cho vay của các Tổ chức tín dụng là một trong những nội dung quan trọng ,nó có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động của các Tổ chức tín dụng. Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ chủ thể, điều kiện về hợp đồng tín dụng… đảm bảo việc thực hiện đúng các chức năng ,cũng như các quyền và nghĩa vụ của các Tổ chức tín dụng nói riêng .Từ đó,giúp cho những cá nhân ,tổ chức có nhu cầu vay vốn có thể dễ dàng hơn ,thuân tiện hơn trong việc vay vốn tại các Tổ chức tín dụng để đáp ứng các nhu cầu cần thiết của mình. Qua đó,góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các Tổ chức tín dụng nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế. III. THỰC TIỄN CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM