CÂU 2 (5,0 ĐIỂM) CÂU 2 (5,0 ĐIỂM)

2. Yêu cầu cơ bản: Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba (Ngữ văn , tập hai, NXB Giáo dục, 2007): a) Hoàn cảnh dẫn đến bi kịch: Ông Trương Ba là một người làm vườn có lối sông thanh cao, thích đọc sách, đánh cờ, yêu công việc của mình là ươm những mầm xanh cho cuộc sống. Do một việc làm tắc trách của Nam Tào, ông Trương Ba bị chết oan, để được tiếp tục cuộc sống, ông bắt buộc phải trú nhờ vào thân xác anh hàng thịt, một con người thô lỗ, phàm tục. Hoàn cảnh đó nảy sinh bi kịch của Hồn Trương Ba: không được sống như mình mong muốn, phụ thuộc vào thân xác anh hàng thịt, bị những nhu cầu bản năng của thân xác chi phối. b) Bi kịch của Hồn Trương Ba là phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo: – Qua cuộc đối thoại với xác hàng thịt: + Bị xác hàng thịt chi phối, sai khiến: Nhờ có tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới,…, Xác thịt có tiếng nói đấy, ông biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn bị tiếng nói ấy sai khiến… Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy. + Đau đớn nhất là chính ông Trương Ba cũng cảm nhận được sự tha hóa của mình, ông ngày càng ngả theo những thói xấu của anh hàng thịt mà tự đánh mất mình. + Trong cuộc đối thoại này Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lý vì dù muốn hay không ông cũng phải thừa nhận những điều xác hàng thị nói là sự thật: Đó là ông càng ngày càng cảm thấy xao xuyến trước những món ăn mà trước đây mình cho là phàm; là cái lần ông tát thằng con tóe máu mồm, máu mũi; là cái đêm ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại và suýt nữa thì…Xác hàng thịt thắng thế tuôn ra những lời thoại dài, khi thì mỉa mai châm chọc, khi thì lên mặt dạy đời. Hồn Trương Ba chỉ nói những lời thoại ngắn bằng giọng nhát gừng, kèm theo những tiếng kêu, than. + Như vậy, Hồn Trương Ba bị lâm vào nghịch cảnh, dù tiếp tục được sống nhưng phải song nhờ trong thân xác thô lỗ, phũ phàng của anh hàng thịt, bị những nhu cầu bản năng của thân xác chi phối, làm cho tha hóa. Hồn Trương Ba muốn đấu tranh để thoát khỏi nghịch cảnh nhưng đành bất lực. Kết th c màn đối thoại, Hồn đành chấp nhận quay trở lại thân xác. Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba chính là lời cảnh báo: khi con người phải sống trong sự dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ chế ngự, lấn át và hủy hoại những giá trị đẹp đẽ, cao quý. – Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba khi đối thoại với những người thân: + Người vợ mà ông nhất mực yêu thương giờ nhất quyết đòi bỏ đi, với bà đi đâu cũng được, còn hơn là thế này. Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng cảm nhận đươc: Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa nữa. + Cái Gái cháu nội ông thì một mực chối bỏ tình thân: Ông nội tôi chết rồi. Trước đây nó yêu quý ông nội nó bao nhiêu thì giờ đây nó căm ghét con người thô lỗ phũ phàng trước mắt bấy nhiêu. Sự căm ghét của cái Gái biến thành sự xua đuổi quyết liệt: Ông xấu lắm, ác lắm. Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!. + Chị con dâu là người sâu sắc, hiểu điều hơn lẽ thiệt, hiểu và thương ông Trương Ba nhất, chị hiểu rằng giờ thầy khổ hơn xưa nhiều lắm. Nhưng nỗi đau trước cảnh gia đình như tan hoang ra cả khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã nói ra nỗi đau ấy: Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy mỗi ngày thầy một đổi khác dần … đến nỗi có lúc chính con cũng không nhân ra thầy nữa. + Những người thân của ông Trương Ba, bằng những cử chỉ và lời nói khác nhau nhưng đều bộc lộ nỗi đau khổ tột cùng trước sự thay đổi của ông. Điều đó khiến ông Trương Ba không thể chịu đựng được, nỗi cay đắng với bản thân đã lên đến đỉnh điểm muốn đứt tung, vọt trào. Đó là tác động tâm lý cuối cùng, như giọt nước tràn ly khiến ông đi đến quyết định dứt khoát: Châm hương gọi Đế Thích, trả lại thân xác anh hàng thịt, xin cho cu Tỵ được sống còn mình thì mãi mãi ra đi không nhập hồn vào thân xác của bất kỳ một ai nữa. Quyết định sáng suốt đầy tính nhân văn này đã gi p Hồn Trương Ba thoát khỏi bi kịch và khẳng định nhân cách cao đẹp của nhân vật. – Nhận xét, đánh giá: Lưu Quang Vũ đã thành công trong việc thể hiện bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba khi phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Qua đó nhà văn gửi đến người đọc những thông điệp sâu sắc: + Con người sẽ rơi vào bi kịch khi phải sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, sống lệ thuộc vào người khác và tự đánh mất mình. Cuộc sống của con người chỉ thực sự hạnh ph c và có ý nghĩa khi được sống là chính mình. + Cuộc sống là quý giá nhưng không thể sống bằng mọi giá. + Khi bị đẩy vào nghịch cảnh thì con người cần phải có bản lĩnh, ý chí và một tâm hồn nhân văn để có thể thoát khỏi nghịch cảnh, giữ vững bản chất tốt đẹp của mình…