(5,0 ĐIỂM) VẬN DỤNG CAO TRONG ĐOẠN TRÍCH VỞ KỊCH HỒN TRƯƠNG BA,...

Câu 2. (5,0 điểm) Vận dụng cao Trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ đã xây dựng đoạn đối thoại giữahồn Trương Ba và xác hàng thịt: Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống nhưthế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi!Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nêu cái hồn của ta cóhình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát! Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải lỗi tại tôi… (buồn rầu)Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đang được quý trọng chứ? Tôi là cái bình để chứa đựnglinh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân…Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi… Khi muốn hành hạ tâmhồn con người, người ta xúc phạm thể xác… Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông hay vin vào cớtâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếchnhác… Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ khôngcó đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ! Hồn Trương Ba: Nhưng… Nhưng… Xác hàng thịt: Tôi thông cảm với những “trò chơi tâm hồn của ông”. Nghĩa là: những lúc một mình mộtbóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sốngmà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản.Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hà, miễn là…ông vẫn làm đủ mọi việc để thỏa mãn những thèm khát của tôi! Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện! Xác hàng thịt: Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng rất cần đến ông.Thôi đừng cãi cọ nhau nữa! Chẳng còn cách nào khác đâu! Phải sống hòa thuận với nhau thôi! Cái hồnvía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi đây này! […]Hồn Trương Ba: (một mình) Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm đủmọi cách để lấn át ta… (sau một lát) Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mấtmình? “Chẳng có cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng thật là không còn cách nào khác? Khôngcần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần! (Trích Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, tr.145-148, Nxb Giáo dục, 2014) Phân tích bi kịch Trương Ba qua đoạn đối thoại trên. Từ đó bình luận ý kiến: “Con người liệu có thể giữcho mình những giá trị tinh thần cao quý khi phải chấp nhận sống chung với sự dung tục, có tránh đượcsự tha hóa khi phải thường xuyên thỏa mãn những ham muốn vật chất tầm thường?”HƯỚNG DẪN LÀM BÀICâu Nội dungĐọc hiểu 1. Phương pháp: căn cứ phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 2. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích - Điều đáng quan tâm khi rơi vào cảm xúc tức giận là: cách bạn làm khi tức giận 3. Phương pháp: - Đồng tình với quan điểm của tác giả 4. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Những việc cần làm khi tức giận: - Im lặng, hít thở sâu - Suy nghĩ về lý do khiến bản thân tức giận. - Thư giãn bằng các hình thức như: nghe nhạc, chạy bộ hay đọc sách,… - … Làm văn1 Phương pháp: phân tích, tổng hợp 1. Giới thiệu vấn đề: tác hại của mất kiểm soát khi giận dữ 2. Bàn luận - Giận dữ là thái độ bức tức, khó chịu trước một đối tượng nào đó có hành động, suy nghĩ tráivới quan điểm của bản thân. => Giận dữ là tâm lí hết sức bình thường của con người nhưng mất kiểm soát khi giận dữ sẽdẫn đến những tác hại vô cùng nghiêm trọng. - Tác hại khi không kiểm soát được sự giận dữ của bản thân: + Gây bực bội, khó chịu, khiến các công việc khác cũng không thể làm hoặc hoàn thành tốt. + Người hay giận dữ sẽ dễ mắc các bệnh về tim mạch, vấn đề về hô hấp, … + Dẫn đến tranh cãi, làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. + Sự giận dữ và những cảm xúc tiêu cực còn có thể làm giảm nhiệt tình của con người trongcuộc sống, lấy đi sự tự tin của bản thân . + …. - Luôn sống vui vẻ, hòa đồng, thân thiện để kéo gần khoảng cách giữa mọi người với nhau.Nuôi dưỡng những cảm xúc, những hành động tích cực sẽ giúp con người giải quyết mọiviệc một cách hiệu quả, thân thiện và văn minh. - Cảm xúc của con người thường được nảy sinh do hoàn cảnh. Vì vậy, con người cần biếtthích ứng hoặc thay đổi, điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh để tạo ra những cảm xúc và hànhđộng tích cực. - Tuy vậy, cũng cần lên án những cách ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng, hướng tới nhữnghành xử đẹp, văn minh, hiện đại, giàu tính nhân văn. 2 Phương pháp: phân tích, tổng hợp • Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Lưu Quang Vũ là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông trở thành hiệntượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. - Hồn Trương Ba, da hàng thịt viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng,là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sânkhấu trong và ngoài nước. • Phân tích bi kịch - Bi kịch bị tha hóa: Trong độc thoại ở đầu tác phẩm: - Nhiễm thói xấu: ham uống rượu, thích bán thịt, không mặn mà với chơi cờ, những nước cờcủa ông giờ thật “ti tiện” – tính cách con người ảnh hưởng - Bị bọn trương tuần hạnh họe. - Con trai không còn tôn trọng bố, muốn bán vườn để có vốn mở cửa hàng thịt, vì: ôngTrương Ba bây giờ ăn 8,9 bát cơm chứ không phải 2,3 bát như xưa. -> Chán chỗ ở không phải của mình, sợ thân thể kềnh càng, thô lỗ của mình, muốn thoátkhỏi nó dù chỉ một ít phút. “Ôm đầu 1 hồi lâu rồi đứng vụt dậy” -> bế tắc, mất phươnghướng, đau khổ tột cùng; căng thẳng, u uất, bức bách. “Đứng vụt dậy” – không chịu đựngđược nữa, phải hành động để tự giải thoát mình. “Không, không, tôi không muốn sống nhưthế này mãi!” -> khát vọng dồn tụ. Trong đối thoại với xác hàng thịt: Hồn có phụ thuộc vào xác không? - Khi hồn muốn thoát khỏi xác: + Xác tuyên chiến trước bằng giọng nhạo báng, mỉa mai “ông không thoát ra khỏi tôi đượcđâu, 2 ta đã hòa vào làm một rồi,…”. + Hồn: không tin “ta vẫn giữ được một đời sống riêng nguyên vẹn, trong sạch, thẳngthắn…”, xác chỉ là xác thịt âm u, đui mù, lời nói của bản năng, của con thú, không chi phốiđược hồn. + Xác: phủ nhận: cảm xúc khi ông đứng cạnh vợ tôi, trước các món ăn, tát thằng con ông tóemáu mồm, máu mũi,… -> thô bạo. + Hồn: đổ tội cho xác “tại mày” + Xác: nhân nhượng, nhún nhường, ra vẻ buồn rầu, rủ Trương Ba tham sự trò chơi tâm hồn –đổ hết tội lỗi cho tôi để giữ sĩ diện của kẻ nhiều chữ với điều kiện phải chiều chuộng nhữngđòi hỏi của xác. + Hồn: lời nói không đồng ý, vẻ mặt bần thần chấp nhận, vì không thể làm khác -> đuối lí,cuối cùng không nói nên lời, chỉ bật ra những lời đứt quãng. -> Từ hăng hái, quyết liệt trở thành đuối lí, chủ động tách khỏi xác -> bần thần nhập lại vàoxác -> thua cuộc. - Xưng hô: ta – mày -> anh. => Hồn có phụ thuộc vào xác. Đó còn là cuộc đối thoại giữa hồn và xác, ý thức – bản năngtrong mỗi chúng ta. Nếu chúng ta để phần bản năng chiến thắng -> đánh mất phần người=> Mỗi người phải biết đấu tranh hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tốt đẹp. *Bình luận ý kiến: “Con người liệu có thể giữ cho mình những giá trị tinh thần cao quý khiphải chấp nhận sống chung với sự dung tục, có tránh được sự tha hóa khi phải thường xuyênthỏa mãn những ham muốn vật chất tầm thường? - Con người hoàn toàn có thể giữ được những giá trị tinh thần cao quý và đây cũng là cáiđích mà mỗi chúng ta hướng đến trong cuộc đời. - Muốn giữ được giá trị tinh thần cao quý con người cần sống có bản lĩnh trước mọi cám dỗcủa cuộc đời. Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại những nghịch cảnhsố phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhâncách - Cần cân bằng giữa lí trí và cảm xúc, cần dung hòa nhu cầu vật chất và tinh thần. • Tổng kết