CÂU 2 PHÂN TÍCH NHẬN THỨC CỦA HỒN TRƯƠNG BA QUA NHỮNG LỜI THOẠI “

5,0đKhông!...thẳng thắn” và “Không thể…chẳng cần biết”, từ đó làmnổi bật sự thay đổi của nhân vật này.a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học với nội dung tương ứng0,25đmỗi phần0,5đb. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự thay đổi trong nhận thức củaHồn Trương Ba qua những lời thoại…. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Có hệ thống luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 0.5đc1: Giới thiệu khái quát về tác giả Lưu Quang Vũ, vở kịch HồnTrương Ba, da hàng thịt và vấn đề nghị luận: Sự thay đổi của Hồnqua những lời thoại. c2: Phân tích nhận thức của Hồn qua những lời thoại:- Lời thoại với Xác hàng thịt: quay xung quanh vấn đề: Có hay khôngcó sự phụ thuộc của Hồn Trương Ba cao khiết, nhân hậu vào xác 0.5đhàng thịt phàm phu tục tử. Trong khi xác khẳng định và đưa ra nhữngbằng chứng cho thấy hồn không tách ra khỏi xác được, thậm chí cònbị xác sai khiến, lấn át, bị dung tục hóa, phải hòa với xác làm một…thì hồn vẫn cho rằng: “Không! Ta vẫn có một đời sống riêng, nguyênvẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Nghĩa là hồn không bị tha hóa, không bịphụ thuộc vào xác, vẫn là ông Trương Ba cao khiết, nhân hậu. Lời 0.75đnói của Trương Ba cho thấy sự ngộ nhận của hồn về chính mình, đổhết mọi tội lỗi cho xác.- Lời thoại với Đế Thích: Sau khi nghe xác hàng thịt và những ngườithân trong gia đình chỉ ra sự tha hóa, phụ thuộc của hồn vào xác, hồnđã gọi Đế Thích xuống để nói về việc mình không thể mang thân xáchàng thịt được nữa. Hồn đã nói với Đế Thích: “Không thể…chẳngcần biết”, Trương Ba đã:+ Nhận thức được mình đang phải sống cuộc sống “bên trong mộtđằng, bên ngoài một nẻo”, thân mình phải “sống nhờ anh hàng thịt”.Nghĩa là ông đã nhận ra sự phụ thuộc, chắp vá, vay mượn,…Ôngkhông được là mình một cách toàn vẹn. Điều này làm hồn vô cùngđau đớn.+Từ chối dứt khoát cuộc sống vay mượn, chắp vá: Không thể bêntrong một đằng, bên ngoài một nẻo.+Khao khát được là chính mình: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.0.75đ+ Phê phán suy nghĩ giản đơn và hành động vô trách nhiệm của ĐếThích: Ông chỉ nghĩ là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ôngchẳng cần biết!c3: Chỉ ra sự thay đổi của hồn Trương Ba qua những lời thoại: Từchỗ cao giọng khẳng định mình không bị phụ thuộc vào xác, mìnhvẫn là mình, Trương Ba đã ý thức sâu sắc được bi kịch mà mình đangphải trải qua – sống vay mượn, chắp vá, phụ thuộc vào người khác,không được sống là chính mình. c4: Đánh giá: 0.5đ-Tác giả đã chỉ ra thay đổi trong nhận thức của hồn qua những lờithoại. Sự thay đổi đó cho thấy Trương Ba đã ý thức được bi kịch bịtha hóa của mình và trăn trở về lẽ sống, sống thế nào.- Những lời thoại góp phần đẩy xung đột kịch lên cao.- Mượn lời của nhân vật để làm nổi bật bi kịch của con người phảisống vay mượn, chắp vá, trái với tự nhiên; đồng thời cổ vũ cho việccon người cần phải được sống là chính mình, có sự hài hòa giữa linhhồn và thể xác.d. Thể hiện khả năng cảm thụ tốt, suy nghĩ sâu sắc, cách diễn đạt mớimẻ, sáng tạo trong diễn đạt.e. Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25đ