TẠO KHÔNG KHÍ THOẢI MÁI, PHẤN KHỞI THÂN THIỆN KHI BƯỚC VÀO GIỜ HỌC....

3. Tạo không khí thoải mái, phấn khởi thân thiện khi bước vào giờ học. Mỗi một giáo viên ngoài vai trò là người thầy ra thì còn có vai trò là mộtngười mẹ, người vợ, người chồng…. chính vì vậy trong cuộc sống cũng phátsinh rất nhiều những bức xúc. Những bức xúc đó ảnh hưởng không nhỏ tới cảmhứng của giáo viên, nhất là giáo viên dạy môn Ngữ văn. Vì thế, khi lên lớp mỗigiáo viên cần cần kiềm chế những bức xúc trong cuộc sống, giữ tâm trạng tốt,tươi tắn. Không nên mang những bức xúc cá nhân nảy sinh trong cuộc sống khilên lớp. Khi lên lớp, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo để điều tiết không khílớp học. Do đó, thái độ, tâm lý, tác phong của giáo viên có ảnh hưởng rất lớnđến tâm lý của học sinh. Chính vì thế mà hiện nay ngành giáo dục đang phátđộng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” có nghĩa là cần tạobầu không khí thân thiện, gần gũi với học sinh và đồng thời cũng phát độngphong trào “Mỗi giáo viên là một tấm gương sáng để học sinh học tập và làmtheo”. Vậy để làm được điều đó, đòi hỏi giáo viên khi lên lớp dạy cần phải chú ývề thái độ và tác phong, lời nói, hành động phải có tính chuẩn mực, nhất là giáoviên Văn. Và nếu tình trạng đó kéo dài không được khắc phục kịp thời sẽ làm cho họcsinh cũng có những suy nghĩ không tốt và thậm chí sẽ buồn theo, chán nản theotâm lý của thầy cô giáo. Như vậy mỗi giáo viên cần tạo một không khí vui vẻtrước khi tiến hành bài học sẽ tạo sự hưng phấn cho học sinh, nhất là tâm lý họcsinh THPT rất nhạy cảm. Thái độ của giáo viên cũng rất quan trọng trong việc tạo sự hứng thú chohọc sinh. Nếu giáo viên có thái độ thân thiện, tích cực sẽ tạo nên sự gần gủi,thân tình, yêu mến, các em sẽ không còn cảm giác bị áp lực mỗi khi đến giờ họcmôn Ngữ văn. Và khi các em có thái độ yêu mến thầy cô giáo nào thì cũng đồngnghĩa các em sẽ yêu thích môn học đó. Ngược lại, nếu giáo viên tỏ thái độ lạnhnhạt, xem thường học sinh, thiếu thiện cảm với học sinh thì các em sẽ ngại giaotiếp trong học tập và xa lánh giáo viên đó, khi đó chúng ta chưa đạt đượcmục đích của giáo dục.