. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP ĐẠT NHỊP ĐỘ TĂNG TRƯỞNG BÌNH QUÂN HÀNG NĂM...

1990). Sản xuất công nghiệp đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 13,3%

( mức kế hoạch đề ra là 7,5- 7,8%). Quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng

theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá, thị trường xuất nhập khẩu cũng được

củng cố và mở rộng, vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, tăng trưởng kim ngạch

xuất khẩu trong 5 năm 1991- 1995 đạt trên 17 tỷ USD ( mức kế hoạch là 2- 15 tỷ

USD), đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp

đổi mới và phát triển kinh tế đất nước.

Nhưng trong những năm 1991-1995, nền kinh tế vẫn còn có những mặt

yếu kém. Đó là, nền kinh tế vẫn còn mang tính nông nghiệp lạc hậu, công

nghiệp còn nhỏ bé, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Tuy nền kinh tế tăng trưởng

khá nhưng năng suất, chất lượng… của sản phẩm còn thấp và yếu. Vì vậy, Hội

nghị toàn quốc giữa kỳ đã đề ra những chủ trương và biện pháp giải quyết cụ thể

như: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, thực hiện chính sách nhất quán phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,

xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa trên cơ sở bám chặt vào hiện trạng của nền kinh tế thực tại.

Hiện nay nền kinh tế thị trường ở nước ta vẫn còn đang ở trình độ kém

phát triển so với tốc độ phát triển của thế giới: Số lượng hàng hoá và chủng loại

hàng hoá quá nghèo nàn, hàng hoá lưu thông trên thị trường và kim ngạch xuất

nhập khẩu còn quá nhỏ, chi phí sản xuất lại quá cao dẫn đến giá thành cao

nhưng chất lượng mặt hàng lại kém. Nhiều loại thị trường quan trọng còn ở trình

độ sơ khai hoặc mới đang trong quá trình hình thành như: thị trường vốn, thị

trường chứng khoán, thị trường sức lao động. Chúng ta cũng cần mở rộng giao

lưu kinh tế nước ngoài, nhanh chóng hội nhập vào các tổ chức thương mại thế

giới và các hiệp định song phương đồng thời phải xây dựng nền kinh tế độc lập

tự chủ.

Muốn vậy, ta phải đa phương hoá và đa dạng hoá hình thức và đối tác,

phải quán triệt trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào công

việc nội bộ của nhau và không phân biệt chế độ chính trị - xã hội. Thu hút vốn

đầu tư nước ngoài và phát triển cơ sở hạ tầng cũng là một trong chủ trương quan

trọng của Đảng. Để làm điều này thì chúng ta cần giữ vững ổn định chính trị,

hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới các chính sách tài chính và tiền tệ, giá cả,

phát triển các thị trường quan trọng như thị trường chứng khoán, thị trường lao

động, Nhà nước cũng cần hạn chế việc can thiệp trực tiếp vào sản xuất kinh

doanh của các doanh nghiệp mà nên tập trung tốt các chức năng tạo môi trường,

hướng dẫn, hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp nước ngoài. Xây dựng và hoàn

thiện hệ thống pháp luật đồng bộ nhưng thông thoáng lành mạnh để tạo sự tin

tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tránh tình trạng giấy tờ phức tạp rắc rối,

trên bảo dới không nghe làm cho quá trình giải toả mặt bằng gặp nhiều khó

khăn.

Như vậy, kinh tế (vật chất) là tính thứ nhất, chính trị (ý thức) là tính thứ

hai. Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị thay đổi theo từng hình

thái kinh tế: cộng sản nguyên thủy - chiếm hữu nô lệ - phong kiến - tư bản chủ

nghĩa - chủ nghĩa xã hội. Mỗi hình thái kinh tế đều có một đặc điểm riêng, nếu

hình thái kinh tế thay đổi thì đường lối chính sách cũng thay đổi để phù hợp với

nền kinh tế đó.

Trình độ tổ chức quản lý và tính hiện đại của nền sản xuất chính là nhân

tố quyết định trình độ và mức sống của xã hội bởi sản xuất vật chất là nền tảng

hình thành tất cả các quan hệ xã hội, đời sống tinh thần của xã hội. Mối quan hệ

giữa kinh tế và chính trị càng được thể hiện rõ trong quá trình xây dựng đổi mới

đất nước, hiện thực lịch sử đã chỉ ra rằng mọi quan hệ của đời sống xã hội bao

gồm quan hệ chính trị, nhà nước pháp quyền, đạo đức, khoa học, tôn giáo…đều

hình thành và biến đổi gắn liền với kinh tế và sản xuất nhất định.

Vai trò tác động trở lại của ý thức đối với vật chất cũng là một trong

những chủ trương quan trọng mà Đảng ta đặc biệt chú ý, lấy chủ nghĩa Mác -

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ

Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác – Lênin, là sự thống nhất giữa chủ nghĩa

Mác - Lênin và thực tiễn của đất nước Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã bảo

vệ và quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin đúng đắn, hiệu quả nhất. Như vậy muốn

hiểu sâu sắc và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh phải nắm vững chủ nghĩa Mác -

Lênin, nhất là phép biện chứng duy vật và phải nghiên cứu, nắm vững thực tiễn.

Chúng ta phải tập trung suy nghĩ về hai mặt:

Một là, về mục tiêu, lý tưởng và đạo đức lối sống. Đây là yếu tố cơ bản

nhất chi phối mọi suy nghĩ, hành động của chúng ta quyết định phẩm chất của

người cán bộ, đảng viên trong điều kiện chuyển biến của thế giới và tình hình

trong nước. Tư tưởng của Bác khẳng định mỗi người chúng ta hãy nâng cao đạo

đức cách mạng, đạo đức công dân và đạo đức của người cộng sản. Cụ thể, chúng

ta phải "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", luôn vì sự nghiệp dân giàu nước

mạnh. Kiên quyết chống chủ nghĩa thực dụng với các biểu hiện tính đa dạng

trong nền kinh tế thị trường mở cửa, ngăn chặn sự thoái hoá biến chất trong một

bộ phận cán bộ, đảng viên.

Hai là, về yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mỗi người

trên cương vị trách nhiệm của mình, phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Vì vậy,

chúng ta phải đề cao ý chí phấn đấu, phấn đấu không mệt mỏi, không sợ gian

khổ, đồng thời phải ra sức trau dồi tri thức. Cần nâng cao tri thức khoa học xã

hội và nhân văn, đặc biệt là nâng cao trình độ lý luận về chủ nghĩa Mác - Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao tri thức về khoa học tự nhiên, đặc biệt là

mũi nhọn về khoa học công nghệ hiện đại. Phải nắm vững phương pháp nhận

thức và hành động của Bác, bám sát thực tiễn, bám sát cơ sở, thâm nhập dân

chúng, đánh giá đúng khó khăn thuận lợi, thực trạng và triển vọng. Tự nỗ lực, vì

dân và thực sự dựa vào dân, thực hiện dân chủ lắng nghe và quan tâm ý kiến của

dân mà tìm ra phương hướng, biện pháp, nguồn vốn sức mạnh vật chất, tinh thần

và trí tuệ để vượt qua khó khăn và thách thức.

Phấn đấu tốt hai mặt trên là chúng ta đã thực sự quán triệt tư tưởng Hồ

Chí Minh và làm theo di chúc của Người, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng mà

Người đã chỉ đường để xây dựng một đất nước Việt Nam hoà bình thống nhất,

độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Vai trò ý thức tác động lại vật chất cũng phải được thể hiện rõ ở

khía cạnh phát huy tính năng động, tích cực và vai trò trung tâm của con người,

một số giải pháp cho vấn đề này:

Một là, đổi mới hệ thống chính trị dân chủ hoá đời sống xã hội nhằm phát

huy đầy đủ tính tích cực và quyền làm chủ của nhân dân.

Hai là, đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội phù

hợp có ý nghĩa then chốt trong việc phát huy tính tích cực của ngời lao động

như: cơ chế quản lý mới phải thể hiện rõ bản chất của một cơ chế dân chủ, và cơ

chế này phải lấy con người làm trung tâm, vì con ngời, hướng tới con người là

phát huy mọi nguồn lực. Cơ chế quản lý mới phải xây dựng đội ngũ quản lý có

năng lực và phẩm chất, thành thạo về nghiệp vụ.

Ba là, đảm bảo lợi ích của người lao động là động lực mạnh mẽ của quá

trình nâng cao tính tích cực của con người: cần quan tâm đúng mức đến lợi ích

vật chất, lợi ích kinh tế của người lao động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của họ

như ăn, ở, mặc, đi lại, học hành, khám chữa bệnh, nghỉ ngơi. Cũng cần có chính

sách đảm bảo và kích thích phát triển về mặt tinh thần, thể chất cho nhân dân,

tăng cờng xây dựng hệ thống cơ chế chính sách phù hợp để giải quyết tốt vấn đề

ba lợi ích tập thể, và lợi ích xã hội nhằm đảm bảo lợi ích trớc mắt cũng như lâu

dài của người lao động.

Bốn là, Đảng và Nhà nước cũng cần khắc phục thái độ ỷ lại vào hoàn

cảnh bằng cách nhanh chóng cổ phần hoá các công ty nhà nước để tạo sự năng

động, sáng tạo trong hoạt động cũng như cạnh tranh, nhất là trong thời kỳ hội

nhập hiện nay. Ngoài ra chúng ta cũng cần nâng cao trình độ nhận thức tri thức

khoa học cho nhân dân nói chung và đặc biệt đầu tư cho ngành giáo dục. Chúng

ta cần xây dựng chiến lược giáo dục, đào tạo, với những giải pháp mạnh mẽ phù

hợp để mở rộng quy mô chất lượng ngành đào tạo, đối với nội dung và phương

pháp giáo dục, đào tạo, cải tiến nội dung chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp

với từng đối tượng, trường lớp ngành nghề. Kết hợp giữa việc nâng cao dân trí,

phổ cập giáo dục với việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ của người lao động để đáp ứng nhu cầu cao của sự nghiệp công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước.

Nhìn chung, những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua là cả một

quá trình phấn đấu toàn điện của Đảng và nhân dân ta trong công cuộc xây dựng

và đổi mới đất nước. Qua đó, chúng ta hoàn toàn tin tưởng và có cơ sở khẳng

định rằng công cuộc đổi mới mà chúng ta cùng nhau xây dựng và thực hiện là

hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực trạng nước ta trên cơ sở vận dụng sáng

tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.