CHIẾN LƯỢC KINH TẾ HƯỚNG NGOẠI. A. NỘI DUNG

3. Chiến lược kinh tế hướng ngoại. a. Nội dung: Tiến hành công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo. Tiến hành “mở cửa” nền kinh tế để thu hút vốn và kĩ thuật của các nước bên ngoài. Tập trung sản xuất hàng hóa phục vụ mục tiêu xuất khẩu và phát triển ngoại thương. b. Thành tựu. Nhờ thực hiện chiến lược này, các nước đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế và xã hội. Kinh tế: Tăng tỉ trọng của nền kinh tế công nghiệp trong toàn bộ cơ cấu nền kinh tế, tỉ trong của nông nghiệp đã giảm; mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh chóng so với thời kì trước. Cụ thể: năm 1980, kim ngạch xuất khẩu của 5 nước đạt 130 tỉ USD chiếm 14% tổng kim ngạch ngoại thương của các quốc gia và khu vực phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan, In-đô-nê-xi-a , Ma-lai-xi-a đều ở mức khá. Xing-ga-po là nước có chuyển biến mạnh nhất và trở thành “con rồng” nổi trội nhất trong 4 “con rồng kinh tế” ở châu Á. Xã hội: Cải thiện được vấn đề công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế. c. Hạn chế: Lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn và thị trường bên ngoài, bất hợp lí trong quá trình đầu tư…và đưa đến cuộc khủng hoảng kinh tế - tiền tệ năm 1997. Tác động của khủng hoảng gây mất ổn định về chính trị và xã hội. Kết luận: Cho đến những năm cuối thế kỉ XX, các nước đều vượt qua khủng hoảng và vươn lên phát triển kinh tế, đưa Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển ở khu vực và trên thế giới.