CHIẾN LƯỢC KINH TẾ HƯỚNG NỘI. A. NỘI DUNG TỔNG QUÁT

2. Chiến lược kinh tế hướng nội. a. Nội dung tổng quát: Tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. Mục tiêu: nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. b. Thành tựu: Chiến lược này được thực hiện trong hai thập kỉ 50 và 50 của thế kỉ XX nhưng có sự khác nhau về thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành của 5 nước. Cho đến những thập niên 60, các nước đều đạt được thành tựu đáng kể như: Đáp ứng được nhu cầu hàng hóa của đời sống nhân dân, phát triển được một số ngành chế biến, chế tạo. Xã hội: giải quyết được nạn thất nghiệp… Một số quốc gia nhờ chiến lược này mà vươn lên phát triển mạnh mẽ như: Xing-ga-po trở thành quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á, Thái Lan, Ma-lai-xi-a đều đạt mức tăng trưởng vượt bậc…giảm được khối lượng hàng nhập khẩu. c. Hạn chế: Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí đầu tư cao dễ dẫn đến thua lỗ và phá sản, tệ tham nhũng và quan liêu phát triển mạnh. Xã hội: đời sống người lao động nhìn chung còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Kết luận: Rút kinh nghiệm những hạn chế của chính sách này, từ thập niên 60 – 70 trở đi nhóm 5 nước chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại.