VẺ ĐẸP ĐỘC ĐÁO CỦA MỖI ĐOẠN VẺ ĐẸP ĐỘC ĐÁO CỦA MỖI ĐOẠN

2. Vẻ đẹp độc đáo của mỗi đoạn

* Đoạn thơ cảnh ngày xuân

- Bức tranh thiên nhiên hiện lên qua nét vẽ vô cùng tinh tế kết hợp hình ảnh ước lệ,

ngôn ngữ tài hoa, uyên bác, bút pháp tả và gợi, nghệ thuật phối sắc tài tình

+ Bức tranh mùa xuân tháng ba, không gian khoáng đạt, trong sáng với những cánh

chim én rộn ràng bay liệng

+ Nhà thơ bày tỏ sự nuối tiếc khi thời gian mùa xuân qua nhanh chóng, ngày xuân

như “con én đưa thoi”

- Hai câu thơ kết tinh vẻ đẹp của mùa xuân: “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê

trắng điểm một vài bông hoa”

+ Hai câu thơ diễn tả bức tranh tuyệt mĩ là chân dung của mùa xuân chỉ giản đơn là

hoa trắng, cỏ xanh nhưng gợi lên được bức tranh có hồn, khoáng đạt

+ Thảm cỏ non xanh chính là gam nền cho bức tranh mùa xuân trở nên đầy sức

sống, điểm xuyết một vào bông hoa lê trắng

+ Bức tranh mùa xuân của Nguyễn Du được dệt bằng những hình ảnh ước lệ và thi

liệu cổ song vẫn tươi mới, và mang vẻ đẹp riêng nhờ kế thừa, vận dụng sáng tạo

câu thơ cổ Trung Quốc “Phương thảo liên thiên bích- Lê chi sổ điểm hoa”

+ Bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ mang đậm chất cổ thi, không gian không xác

định rõ ràng được nhà thơ thể hiện khéo léo bằng thể thơ lục bát tạo âm hưởng

mượt mà

- Bút pháp chấm phá, hình ảnh giàu sức gợi, ngôn từ hàm súc...

+ Sự kết hợp hài hòa giữa không gian rộng lớn ngút ngàn màu xanh cỏ cây, với

hình ảnh thu nhỏ trên một cành hoa xuân nhưng không cụ thể sắc xuân ở vùng

miền nào.

→ Ngòi bút của Nguyễn Du quả là tuyệt bút, ngòi bút của ông tài hoa, giàu chất

tạo hình của ngôn ngữ biểu cảm khi kết hợp tả và gợi. Qua đó, ta thấy tâm hồn con

người vui tươi phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn, hồn nhiên,

nhạy cảm với vẻ đẹp của tự nhiên

* Phân tích vẻ đẹp mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ

+ Bức tranh xứ Huế hiện ra qua ngôn từ đằm thắm, ngọt ngào bằng những chi tiết

hình ảnh thơ giản dị cùng nhạc điệu trong sáng, tha thiết đậm nét đặc trưng xứ Huế:

hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời...

+ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong thơ Thanh Hải mang tính cụ thể, xác thực

về không gian, ngôn ngữ thơ hiện đại, đặc biệt âm thanh tươi vui, rộn rã chứ kg

tĩnh lặng thể hiện niềm yêu đời, khao khát sống bất tận của nhà thơ

+ Cảm xúc của nhà thơ trước thiên nhiên, sự sống được thể hiện rõ nét qua câu thơ

"Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng” → Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi

cảm giác: âm thanh từ chỗ cảm nhận bằng thính giác nay chuyển sang cảm nhận

bằng thị giác thể hiện cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ

Huế khi vào xuân

+ Thanh Hải sử dụng thể thơ ngũ ngôn gần với giọng điệu dân ca miền Trung tạo

ra âm hưởng nhẹ nhàng và tha thiết, thấm vào lòng người

+ Giọng điệu bài thơ phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của tác giả: hứng khởi, say

sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp đất trời xứ Huế vào xuân

→ Cả hai bức tranh xuân đều có những vẻ đẹp chung nhưng cũng ẩn chứa những

vẻ đẹp chung cũng như những nét riêng biệt độc đáo bởi mỗi nhà thơ có những

cảm nhận khác nhau

+ Hơn nữa, mỗi nhà thơ lại sống trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, có

những hoàn cảnh riêng khác nhau

+ Qua bức tranh thiên nhiên mỗi tác giả phác họa, ta thấy được tình yêu tha thiết

của các nhà thơ với thiên nhiên, cảm hứng thiên nhiên là cảm hứng bất tận.

III. Kết bài

- Khái quát về vẻ đẹp của hai bức tranh mùa xuân

- Khẳng định giá trị của đoạn thơ nói riêng, của hai tác phẩm nói chung trong việc

bồi đắp tư tưởng, tình cảm cho con người.

** Bài văn tham khảo:

Mùa xuân vốn là đề tài vô tận của thi nhân xưa và nay. Nếu như họa sĩ

dùng đường nét và màu sắc, nhạc sĩ dùng giai điệu và âm thanh thì thi sĩ lại dùng

hình ảnh và ngôn từ để diễn tả cảm xúc của mình - đặc biệt là diễn tả tình yêu thiên

nhiên, yêu cái men say nồng của sắc hương xuân. Hãy lật tìm trang sách đến với

bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trong kiệt tác Truyện Kiều của

Nguyễn Du hãy hòa nhịp tâm hồn vào đất trời xứ Huế với bốn câu thơ đầu trong

Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, bạn sẽ thấy non sông gấm vóc, quê hương Việt

Nam đẹp biết bao!

Ngày xuân còn én dưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

và:

Mọc qiữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

Nguyễn Du và Thanh Hải họ tuy không cùng một thế hệ thơ, hoàn cảnh

sống khác nhau nhưng trong tâm hồn cua những người nghệ sĩ ấy luôn tràn đầy

một tình yêu thiên nhiên đến lạ kì! Ngòi bút của các thi sĩ đã thăng hoa, đã đồng

điệu với vạn vật tự nhiên, thổi vào đó một tình yêu, ý xuân ngọt ngào say đắm. Sao

không yêu chứ, sao không ngây ngất chứ! Vẻ đẹp của xuân hương, xuân của lòng

người rộn ràng lắm, náo nức lắm.

Mùa xuân ấy là màu xanh bát ngát của sự sống, của chồi non lộc biếc đang

cựa quậy trong từng vần thơ. Hai nguồn cảm hứng ở hai thời đại cũng như những

sợi tơ lòng dệt nên những bức danh họa tuyệt đẹp của mùa xuân có hình khối màu

sắc, có xa, có gần, có tĩnh, có động, có âm thanh rộn rã, có tình người đắm say. Chỉ

một vài nét chấm phá mà sao hai bức tranh xuân ấy lại đẹp đến vậy.

Ở mỗi đoạn thơ lại có những nét riêng, độc đáo. Nếu như Nguyễn Du tài hoa,

uyên bác trong ngôn từ thì Thanh Hải lại đằm thắm, ngọt ngào với những vần thơ

đầy ắp hình ảnh. Nguyền Du khi gợi tả mùa xuân đã kế thừa và sáng tạo từ một câu

thơ cổ Trung Quốc Phương thảo thiên liên bích / Lê chi sổ điểm hoa. Nếu như nhà

thơ cổ Trung Quốc đã phác họa bức tranh xuân có màu cỏ xanh non, có vẻ đẹp của

mấy bông hoa lê trên cành thì Nguyễn Du lại thể hiện được cả sức xuân căng tràn,

dạt dào của cỏ... cỏ càng xanh hoa càng trắng, chỉ mấy chữ non, xanh, trắng mà

như chứa cả hương thơm, cả sắc màu, cả tình người gửi vào đó. Nguyễn Du báo tín

hiệu mùa xuân bằng én đưa thoi thì với Thanh Hải là một bông hoa tím biếc mọc

giữa dòng sông xanh. Nguyễn Du đã dùng không gian để vẽ thời gian. Thời gian

thấm thoắt đã trôi qua hai tháng, nhanh như thoi đưa, chỉ đọng lại ánh sáng rực rỡ,

cuối cùng của mùa xuân trong tiết thanh minh. Còn Thanh Hải với cách đảo động

từ mọc đã phác họa một hình ảnh rất ấn tượng về sự sống mãnh liệt của loài hoa

lục bình xứ Huế đang vươn lên giữa phông nền của dòng sông xanh căng tràn sức

sống. Nguyễn Du dùng những thi liệu là cỏ non, cánh én đưa thoi, thiều quang, hoa

lê trắng để vẽ nên bức tranh xuân cao rộng, thoáng đãng đầy thi vị thì Thanh Hải

đã dùng những hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền

chiện hót vang trời để làm nên cái độc đáo mà chỉ ở quê hương xứ Huế mộng mơ

mới có. Tiếng gọi của Thanh Hải ơi con chim chiền chiện hót chi nghe sao mà tha

thiết, ngọt ngào như con người xứ Huế vốn rất đẹp, rất chân thành đó thôi.

Bức tranh xuân của Nguyễn Du non xanh như tâm hồn của cô thiếu nữ

Thúy Kiều, Thúy Vân trong buổi du xuân. Bức tranh xuân của Thanh Hải tươi sáng,

ân tình, chứa chan cảm xúc, thấm thía lòng người. Tâm hồn họ đều thăng hoa, rất

thiết tha, nhưng mỗi người lại có một bút pháp nghệ thuật riêng để ghi đậm cái tôi

cá nhân trong lòng độc giả. Nếu như Nguyễn Du đã vận dụng khéo léo thể thơ lục

bát của dân tộc thì Thanh Hải cũng rất mượt mà với thể thơ ngũ ngôn ngân nga

như điệu nhạc xứ Huế trong bản hòa ca của đất nước đang xây dựng xã hội chủ

nghĩa.

Nguyễn Du với mười lăm năm lưu lạc, còn Thanh Hải đang phải giáp ranh với cái

chết nhưng ở họ vẫn nồng cháy tình yêu thiên nhiên, đất trời. Tinh cảm ấy đã hòa

chung dòng chảy với các tác phẩm khác cùng viết về mùa xuân.

Đã nhiều năm trôi qua, nhưng khi đọc những dòng thơ trên, lòng người đọc

vẫn không khỏi xúc động, rạo rực, mê say. Có lẽ Nguyễn Du cũng như Thanh Hải

sẽ còn sống mãi trong trái tim người đọc bởi những vần thơ như thế, bởi tấm lòng

yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên, đất trời và con người tha thiết. Bởi ngòi bút của họ

đã thăng hoa thành những nét vẽ sâu sắc trong hồn ta một mùa xuân bất diệt, vĩnh

hằng và truyền vào lòng ta khát vọng được cống hiến, được làm Một mùa xuân nho

nhỏ / Lặng lẽ dâng cho đời...

Đề: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Gợi ý:

Bằng cách sử dụng các biên pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa,đối lập,

tương phản, phó từ chỉ sự tiếp diễn, đoạn thơ là cảm xúc, suy ngẫm của Thanh Hải

về đất nước:

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tổng kết về lịch sử bốn nghìn

năm của đất nước. Đó là "bốn nghìn năm” vất vả và gian lao”. Đất nước được ví

trở thành một người chị, người mẹ phải chịu đựng bao nhiêu những thăng trầm, vất

vả, nhẫn nại.

Mặc dù gặp qua bao gian lao vất vả, bốn nghìn năm lưng đeo gươm, chịu đựng biết

bao những thăng trầm của lịch sử song tác giả muốn phát hiện và tin tưởng vào

một tương lai của đất nước bằng nghệ thuật đối lập tương phản. Vì sao là những ví

sao tinh tú tuy nhỏ bé nhưng sáng mãi và lấp lánh trong vũ trụ bao la. Tác giả so

sánh đất nước Việt nhỏ bé như một ví sao tỏa sáng trên bầu trời. Nhà thơ so sánh vị

thế của đất nước ta cũng có sức tỏa sáng như vì sao. Tác giả bày tỏ niềm tin vào

một tương lai tươi sáng của đất nước ta, khẳng định vị thế của dân tộc, sự trường

tồn vĩnh cửu cùng thời gian. Qua phó từ "cứ” chỉ sự tiếp diễn, nhà thơ muốn nói

trong mọi hoàn cảnh, dù có khó khăn, gian khổ đến đâu nhưng không một kẻ thù

nào có thể ngăn cản được bước tiến của ta. Giọng thơ suy ngẫm chậm lại như một

lời tổng kết, khẳng định của Thanh Hải đó là niềm tự hào, niềm tin vào sức sống

trường tồn và tương lai tươi sáng của dân tộc

C. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

"Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc".

(Ngữ văn 9, tập 2)

Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ về lẽ sống của thanh

niên trong trong thời đại ngày nay.