ĐÂY LÀ CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC YÊU CẦU TRÌNH BÀY CẢM NHẬN VỀ MỘT NỘI DUN...

Câu 4:Đây là câu nghị luận văn học yêu cầu trình bày cảm nhận về một nội dung trong một đoạn thơ. Bài viết cần đáp ứng yêu cầu của việc viết một bài văn nghị luận văn học với đầy đủ bố cục có 3 phần. Bài viết cũng cần thể hiện kỹ năng cảm thụ và phân tích một đoạn thơ để nói lên cảm nhận của mình về đoạn thơ ấy. Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Du và tác phẩm Đoạn trường tân thanh (truyệnKiều).- Giới thiệu đoạn thơ được dẫn trong đề bài.- Giới thiệu vị trí của đoạn thơ: 10 câu không liên tiếp trong đoạn trích Cảnh ngày xuân thuộc phần đầucủa tác phẩm truyện Kiều. Đoạn thơ miêu tả cảnh mùa xuân trong ngày hội Đạp Thanh.- Phân tích để trình bày cảm nhận về cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu: đó làquang cảnh tháng thứ ba của mùa xuân với nét đẹp xanh tươi, thanh khiết và phóngkhoáng của: cỏ non xanh tận chân trời, cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Chú ýcác chi tiết: hình ảnh con én gợi đến mùa xuân; hình ảnh cỏ non xanh tận chân trời,cành lê trắng, từ “điểm” mang lại sức sống cho bức tranh cảnh mùa xuân. Thí sinh cóthể liên hệ so sánh với một vài câu thơ miêu tả về mùa xuân (sóng cỏ tươi xanh gợnđến trời – Hàn Mặc Tử; Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc – ThanhHải) để làm nổi bật nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du.- Phân tích để trình bày cảm nhận về cảnh mùa xuân trong 6 câu thơ cuối củađoạn thơ: đó là cảnh buổi chiều lúc chị em Thúy Kiều trở về. Bức tranh buổi chiềuđược miêu tả với nét đẹp dịu dàng, thanh nhẹ, nhuốm màu tâm trạng, bâng khuâng,xao xuyến mà con người thường có sau một cuộc vui và trong một buổi chiều tà. Cảnhđược miêu tả bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Thí sinh cần khai thác những từ láyđược sử dụng một cách khéo léo trong đoạn thơ: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao,nho nhỏ. Những từ láy nói trên vừa có tác dụng miêu tả cảnh vật, vừa gợi tới tâmtrạng của con người trong cảnh vật. Thí sinh cũng có thể liên hệ so sánh với một vàicâu thơ khác (Trước xóm sau thôn tựa khói lồng / Bóng chiều man mác có dườngkhông / Theo hồi còi mục trâu về hết / Cỏ trắng từng đôi liệng xuống đồng – TrầnNhân Tông) để làm nổi bật nét riêng của buổi chiều mùa xuân trong 6 câu thơ này.- Nhận xét đánh giá chung về đoạn thơ ở nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa:nghệ thuật miêu tả đặc sắc, hệ thống từ giàu chất tạo hình; bức tranh mùa xuân đẹp,thanh khiết, dịu nhẹ và đầy tâm trạng; thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du.

Đề thi môn Ngữ văn (không chuyên)

năm học 2011-2012