NHIỀU HỌC SINH CÒN KHÔNG BIẾT CÁC HỢP CHẤT NHƯ PRÔTÊIN,...

10, nhiều học sinh còn không biết các hợp chất như prôtêin, cacbohidrat có

nhiều ở những thực phẩm gì; Tại sao những người mắc bệnh tiểu đường lại

không nên ăn các sản phẩm giàu tinh bột? hoặc “Tại sao người già, người cao

huyết áp không nên ăn nhiều mỡ động vật?”… Các vấn đề tưởng chừng đơn

giản nhưng thực sự đã làm cho các em lúng túng mà đúng ra sau khi học xong

chương trình sinh học 10 các em phải giải thích được tất cả những vấn đề đó.

Vậy, nguyên nhân của thực trạng trên là gì? Theo tôi, nguyên nhân cơ bản

và khách quan đầu tiên phải kể đến, là sự quá tải của chương trình. Nội dung

kiến thức trong phần lớn các bài học là quá nhiều, không thích ứng với thời gian

quy định của mỗi tiết học. Thực tế giảng dạy cho thấy, với thời gian 45 phút của

một tiết học, trừ thời gian để ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, củng cố bài thì thời

gian còn lại chỉ khoảng 35 phút dành cho thầy và trò tiến hành các hoạt động

của bài học. Trong khoảng thời gian này, việc làm cho học sinh hiểu được khối

kiến thức nặng nề của bài học thôi cũng đã là khó khăn, giáo viên không còn đủ

thời gian để liên hệ kiến thức mà học sinh vừa lĩnh hội được với thực tiễn đời

sống, hoặc nếu có liên hệ được thì cũng chỉ dưới hình thức liệt kê tên gọi của

các sự vật, hiện tượng mà thôi.

Nguyên nhân tiếp theo thuộc về giáo viên đứng lớp. Nhiều giáo viên chưa

có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức

giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng

theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều này làm cho học

sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức. Bên cạnh đó, nhiều

thầy cô còn chưa đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, nội dung các bài thi

và kiểm tra ở nhiều trường phổ thông chủ yếu tập trung vào nội dung kiến thức

mà chưa có hoặc có rất ít câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn,

đây chính một nguyên nhân khá rõ để giải thích cho thực trạng nêu trên. Vì vậy

việc lúng túng trước các câu hỏi, tình huống thực tiễn của học sinh là điều dễ

hiểu.