KHI HỌC SINH LÀM BÀI TẬP TOÁN, LÝ TRONG GIỜ GIẢNG VĂN .THẦY TÂM NỔI TI...

Câu 47:Khi học sinh làm bài tập toán, lý trong giờ giảng văn .Thầy Tâm nổi tiếng là người rất thương học sinh và cũng là người nghiêmtúc trong công việc. Thầy dạy môn văn ở một lớp chuyên Toán-Lý-Hóa toànhọc sinh khá giỏi. Do áp lực thi vào đại học nên bất cứ giờ học văn nào củathầy, các em cũng lén lôi đề toán, lý ra để giải. Thầy rất buồn, nhưng vìthương học sinh nên thường chỉ nhắc nhở mà không nỡ lần nào phạt nặng.Một hôm, thầy lại bắt gặp và nhắc nhở nhưng các em vẫn lén cúi xuống bàngiải tiếp. Ở vào địa vị của thầy Tâm, bạn sẽ xử lý thế nào?1. Tiếp tục cho qua vì có nhắc cũng vô ích và nghĩ rằng các em không họcthì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các em mà thôi.2. Nhắc nhở nghiêm khắc hơn và nói sẽ báo lại với giáo viên chủ nhiệm vàghi vào sổ đầu bài phê bình các em thiếu ý thức, không tôn trọng giáo viên.3. Nhắc nhở các em không tiếp tục làm bài mà chú ý vào nghe giảng. Cuốigiờ học, bạn dành ra vài phút để tâm sự với các em để tìm nguyên nhân vàgiúp các em tìm ra phương pháp học tập thích hợp nhất.*********Trong cuộc đời làm thầy, còn hạnh phúc nào hơn khi mỗi lần lên giảng bài bạnluôn nhận được sự chú ý, tập trung nghiêm túc của học sinh. Nhưng không hiểuvì lý do gì mà hiện tượng học sinh “rì rầm”, làm việc riêng trong giờ học đã trởthành một căn bệnh “cố hữu” mà đôi khi các thầy “cao tay” mấy cũng phải chịuthua. Vẫn biết rằng đó không hẳn là học sinh không tôn trọng mình nhưngnhiều thầy cô giáo đã tỏ ra rất bực bội và quyết định những biện pháp xử lýkiên quyết.Trong trường hợp thầy Tâm, dù không vừa lòng về việc học sinh không “toàntâm, toàn ý” vào học môn của thầy, hơn nữa lại còn mang bài của môn khác ragiải, nhưng vì thương học sinh nên thầy vẫn bỏ qua. Vì ý nghĩ dù sao môn củathầy cũng là môn phụ đối với một lớp chuyên khối A nên thầy vẫn đành chấpnhận chuyện đó.Chắc rằng nhiều người sẽ không ủng hộ cách “chiều” học sinh của thầy Tâm.Và dù có là người “dễ tính” nhất cũng khó lòng chấp nhận cách xử lý theophương án 1. Đó là sự nhân nhượng một cách quá đáng và rất dễ khiến họcsinh “được đằng chân, lân đằng đầu”. Dần dần sẽ nảy sinh tâm lý không tôntrọng thầy và môn học mà thầy hướng dẫn.Là người “cứng rắn” hơn, bạn có thể chọn cách xử lý 2. Bạn hoàn toàn cóquyền làm điều đó vì thực tế là bạn đã “nhắc nhiều lần mà học sinh vẫn táiphạm”. Nhưng hãy cố gắng cảm thông với nỗi lo lắng về chuyện học hành củahọc sinh. Bạn biết rằng đó chẳng qua cũng chỉ là biện pháp “bất đắc dĩ” để đốiphó với áp lực của các môn học kia chứ không hoàn toàn là do học sinh khôngtôn trọng bạn. Vậy có nên trách phạt các em quá nặng nề vì một lý do “có vẻchính đáng” ấy”?Lựa chọn cách xử lý tế nhị, kiên quyết mà có tình là giải pháp tốt nhất trongtình huống này. Bằng những lời tâm sự nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn bạn sẽ chocác em hiểu rằng việc làm của các em là chưa hợp lý và đó cũng không phải làcách học hay. Bạn có thể nói: “Cô biết các em rất lo lắng cho việc học tập củamình nhưng tận dụng thời gian trên lớp của môn này để học môn kia là mộtcách học thiếu khoa học. Vì như vậy các em sẽ không thể tiếp thu bài học củacô trên lớp và về nhà đương nhiên lại phải mất nhiều thời gian để học lại màchưa chắc là đã hiệu quả. Hơn nữa, cô rất thương các em, có thể thông cảmđược nhưng nếu người khác nhìn thấy sẽ coi thường cô. Chính vì vậy theo cô,giờ lên lớp môn học của cô các em nên tập trung vào để lĩnh hội kiến thức tổngquát nhất. Sau đó khi về nhà các em chỉ cần một thời gian ngắn để ôn lại là cóthể nhớ được. Còn toàn bộ thời gian ở nhà các em dồn vào ôn môn học chuyêncủa mình. Cô tin rằng với sự cố gắng của mình, các em sẽ hoàn thành tốt cácmôn học”.Bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, chân tình của một người thầy có kinh nghiệm, cósẽ kính trọng bạn hơn vì nhận thấy ở bạn tinh thần trách nhiệm và tình yêuthương học sinh hết mực.