KHÁI NIỆM DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA MỘT CÁ NHÂN ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO

3. Khái niệm danh dự, nhân phẩm của một cá nhân được hiểu như thế nào? Trongtrường hợp danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị xâm phạm thì người bị xâm phạm cóquyền gì để bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho bản thân? Người có hành vi xâm phạm sẽ bịxử lý như thế nào?Trả lời:Danh dự, nhân phẩm của cá nhân thể hiện cái “tôi” của người đó, là giá trị tinh thần,giá trị đạo đức của mỗi người trong con mắt của những người xung quanh, của cộng đồng:- Danh dự của cá nhân thể hiện sự coi trọng của dư luận xã hội đối với cá nhân đó;- Nhân phẩm của cá nhân là những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của một người.Hai yếu tố này thể hiện những giá trị tinh thần của cá nhân thông qua các mối quan hệxã hội. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người trước hết phải do chính họ tu dưỡng, rènluyện và giữ gìn. Mọi người có trách nhiệm tôn trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của ngườikhác. Pháp luật quy định cá nhân có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm tại Hiến phápvà nhiều văn bản pháp luật khác. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại, hạ thấp, bôinhọ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhânQuyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm là quyền nhân thân của cá nhân. Khi cácquyền này bị xâm phạm thì cá nhân bị xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; yêucầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồithường thiệt thại. Đồng thời, pháp luật cũng quy định, ngoài biện pháp dân sự để bảo vệquyền nhân thân, người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác mà chưađến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính (phạt cảnh cáohoặc phạt tiền). Ví dụ, người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự,nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000đồng theo quy định tại điểm a Khoản 1 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2011 củaChính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xãhội. Đối với người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo khi đang hoạtđộng nghiệp vụ đúng pháp luật thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2011 củaChính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản...Trường hợp người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác mà tínhchất và mức độ của hành vi được xác định là nguy hiểm cho xã hội và được quy định trongBộ luật hình sự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dựcủa con người (từ Điều 110 đến Điều 122) như tội hành hạ người khác (Điều 110); tội làmnhục người khác (Điều 121); tội vu khống (Điều 122)...