CÁC CẶP PHẠM TRÙ CỦA PHÉP BCDV

1. Cặp phạm trù Cái chung và cái riêng“ ”a. Định nghĩa:* Cái chung: là một phạm trù triết học dùng để những mặt, những thuộc tính, những mối QH giống nhau ở nhiều sự vật, hiện tợng hay quá trình riêng lẻ. Ví dụ: mâu thuẫn, vận động, lợng, chất,… là những cái chung.* Cái riêng: là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tợng, một quá trình riêng lẻ nhất định.Ví dụ: một hành tinh, một cuộc cách mạng, một con ngời,…là những cái riêng.* Cái đơn nhất: là một phạm trù triết học dùng để chỉ những nét, những mặt, những đặc điểm,…chỉ có ở một sự vật và hiện tợng nào đó không lặp lại ở sự vật và hiện tợng khác. Ví dụ: sấm sét chỉ có khi trời ma, Căngguru chỉ có ở Australia,…Cần phải phân biệt giữa cái riêng và cái đơn nhất, trong cái riêng có thể có cái đơn nhất hoặc không, còn đã là cái đơn nhất thì phải thuộc cái riêng. Nghĩa là, cái đơn nhất bao hàm cái riêng. (0,5 điểm)b. Phân tích mối QH giữa cái chung và cái riêng:Cái chung và cái riêng đều tồn tại, giữa chúng có mối QH hữu cơ với nhau, biểu hiện ở chỗ:* Cái riêng tồn tại trong mối QH với cái chung, bất cứ cái riêng nào cũng bao hàm cái chung. Ví dụ: một con ngời (cái riêng) bao giờ cũng thuộc loài ngời (cái chung), trái đất (cái riêng) bao giờ cũng thuộc hệ mặt trời (cái chung),…* Cái chung tồn tại trong mối QH với cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện ra. Ví dụ: xã hội loài ngời (cái chung) có QH với những con ngời cụ thể (cái riêng) và biểu hiện tính tiến bộ, u việt hay lạc hậu thông qua biểu hiện của từng con ngời cụ thể…* Trong mối QH giữa cái chung và cái riêng thì cái chung là một bộ phận của cái riêng, cái riêng là cái toàn thể. Cái riêng không gia nhập hết vào cái chung. Do đó, cái chung sâu sắc hơn, đầy đủ hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn, đa dạng hơn cái chung, cái chung đóng vai trò chỉ đạo cái riêng. Ví dụ: cách mạng Việt nam (cái riêng) là một bộ phận của cách mạng thế giới (cái chung), tuy nhiên cách mạng Việt nam ngoài việc mang những đặc điểm chung của cách mạng trên thế giới, nhng lại có những nét khác biệt mang màu sắc Việt nam (không gia nhập hoàn toàn vào cái chung), trong phong trào cách mạng thế giới gồm nhiều nớc,mỗi nớc lại có những đặc điểm riêng, vì vậy nó sâu sắc hơn, đầy đủ hơn so với cách mạng Việt nam. Trong đó, tiến trình của phong trào cách mạng thế giới đóng vai trò chỉ đạo đối với hoạt động của cách mạng Việt nam.+ Trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, trong những điều kiện nhất định, cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá lẫn nhau: cái chung có thể chuyển hoá thành cái đơn nhất và ngợc lại. Sự chuyển hoá của cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của tiến trình phát triển đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ. Ngợc lại, sự chuyển hoá của cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời của phủ định. Ví dụ: một loại sinh vật nào đó có một kiểu trao đổi chất ổn định, nay rơi vào những điều kiện không bình thờng với nó, theo quy luật thích nghi, một số trong chúng sẽ có những biến dị cho thích hợp với hoàn cảnh. Sự đi chệch cá biệt đó đợc củng cố và tăng cờng ở các thế hệ sau, thế hệ từ cái đơn nhất đã chuyển hoá thành cái chung cho cả một loài. Trong khi đó, những đặc trng cũ của kiểu trao đổi chất trong môi trờng cũ nay không còn thích nghi với môi trờng sẽ mất dần, thế là từ cái chung chuyển thành cái đơn nhất. (3 điểm)c. ý nghĩa phơng pháp luận:* Nếu cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối mọi cái riêng, thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta phải biết nhận ra cái chung, cái bản chất, vận dụng cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không nắm đợc nguyên lý này sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, mù quáng.* Vì cái chung tồn tại trong cái riêng nh là một bộ phận của cái riêng, nên bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trờng hợp cũng cần phải cá biệt hoá (tức là căn cứ vào các điều kiện cụ thể). Nếu không chú ý đến sự cá biệt hoá đó, đem áp dụng một cách nguyên xi, máy móc thì sẽ rơi vào bệnh rập khuôn, giáo điều. Ngợc lại, nếu xem thờng cái chung, mà tuyệt đối hoá cái riêng thì sẽ rơi vào bệnh cục bộ, địa phơng chủ nghĩa. Ví dụ: quan niệm của chúng ta về 6 đặc trng về xã hội XHCN mà nhânn dân ta xây dựng là sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân ta dựa trên những nguyên lý KH của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự phân tích xã hội nớc ta một cách sâu sắc.Vì quan điểm mà chúng ta cần quán triệt trong hoạt động thực tiễn là: cần tạo điều kiện cho cái đơn nhất biến thành cái chung (sự phát triển đi lên) nếu cái đơn nhất đó có lợi, ngợc lại biến cái chung thành cái đơn nhất nếu cái chung tồn tại không có lợi. (1,5 điểm)