HÀNH VI UỐNG RƯỢU, BIA ĐIỀU KHIỂN XE MÁY CÓ PHẢI LÀ HÀNH VI VI PHẠM...

6. Hành vi uống rượu, bia điều khiển xe máy có phải là hành vi vi phạm pháp luậtvề lĩnh vực giao thông đường bộ không ? Hình thức và mức độ xử phạt đối với hành vinày quy định thế nào?Trả lời: Luật Giao thông đường bộ quy định cấm người uống rượu bia điều khiển xe máy khitham gia giao thông. Cụ thể khoản 8, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm ngườiđiều khiển mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.Theo Điều 9, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2-4-2010 của Chính phủ về xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, quy định việc xử phạt người điềukhiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tôvà các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ với các hành vi vàmức phạt như sau:Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đườngmà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililítmáu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đườngmà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượtquá 0,4 miligam/1 lít khí thở;Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xửphạt bổ sung như:- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày; trường hợp gây tai nạngiao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60(sáu mươi) ngày ; trường hợp gây tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên thì bị tướcquyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn.