TRÊN CƠ SỞ HIỂU BIẾT VỀ TÁC GIẢ KIM LÂN VÀ TÁC PHẨM VỢ NHẶT, TH...

Câu 2. Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt, thí sinh có thể cảmnhận về hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, từ đó liên hệ chi tiết "bát cháo cám" trong truyện vớichi tiết "bát cháo hành" trong Chí Phèo (Nam Cao) để nhận xét về tấm lòng nhân đạo củamỗi nhà văn theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận * Cảm nhận về hình tượng nhân vật bà cụ TứKhái quát: Bà cụ Tứ già yếu, "lọng khọng", một bà lão nông dân trải hết cuộc đời mìnhtrong lam lũ, nghèo khó, nhọc nhằn.Chi tiết (diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ):- Buổi chiều hôm trước:+ Chi tiết bà lão "phấp phỏng bước theo con vào nhà" cho thấy sự hồi hộp, thấp thỏm của bàcụ. Sự hồi hộp, thấp thỏm chuyển thành ngạc nhiên, dâng đầy thành nỗi băn khoăn khi bà cụTứ thấy có người đàn bà lạ trong nhà chào mình bằng u. Hàng loạt những câu hỏi vang cấtlên trong dòng suy nghĩ ("Quái, sao lại có người đàn bà ... Ai thế nhỉ?") và cử chỉ ("hấp háy cặpmắt cho đỡ nhoèn") của bà lão.+ Khi đã hiểu ra cơ sự, trong lòng người mẹ nghèo khổ dậy lên bao nỗi niềm: "vừa ai oánvừa xót thương cho số kiếp đứa con mình", vừa tủi thân tủi phận, day dứt, dằn vặt vì làm mẹmà không lo được cho con ("Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ănnên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì..."), lo lắng cho tươnglai của các con ("Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được con đói khát nàykhông."). Và bà cụ khóc ("Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt."). Chuỗi chi tiết cho thấy nỗi lòng đáng thương của bà cụ Tứ, tô đậm tình yêu thương con thathiết của người mẹ.+ Với người đàn bà, bà lão không những không hằn dắt, hắt hủi mà còn hết sức cảm thông,thương xót: "Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình". Chitiết cho thấy tấm lòng nhân hậu, vị tha của nhân vật.+ Chấp thuận cho các con được gắn bó với nhau: Thay vì "bằng lòng" bà cụ lại nói "mừnglòng". "Mừng lòng" vừa có nét nghĩa là "bằng lòng" chấp thuận nhưng còn thể hiện được niềm vuicùng thái độ rộng lượng của bà cụ. Việc bà cụ Tứ không phản đối chuyện Tràng dẫn một người đàn bà xa lạ về làm vợ giữalúc cái đói đang hoành hành dữ dội, đẩy con người đến cận kề bờ vực của cái chết thể hiện sựrộng lượng, tấm lòng nhân hậu trong tâm hồn người mẹ.+ Cách xưng hô ("u" – "con") và những cử chỉ ân cần của bà cụ (bảo con ngồi xuống bên chođỡ mỏi) thể hiện rõ sự gần gũi, đồng cảm, yêu thương dành cho người vợ nhặt.+ Người mẹ nghèo khổ đã trải qua bao nhọc nhằn, khốn khó trong cuộc đời vẫn không biquan, tuyệt vọng. Bà lão an ủi, động viên các con, hướng các con đến tương lai tươi sáng:"Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ônggiời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúngmày về sau.".+ Cuối cùng, dù cố giữ nhưng bà cụ Tứ vẫn không kìm được nỗi thương con. Bà xót xacho đám cưới của các con và nước mắt "chảy xuống ròng ròng": "Chúng mày lấy nhau lúc này,u thương quá...". - Buổi sáng hôm sau:+ Bà cụ dậy sớm, cùng con dâu dọn dẹp nhà cửa.+ Trong bữa ăn thảm hại ngày đói, bà lão toàn nói chuyện vui. Bà cụ "gần đất xa trời" luôngieo vào lòng các con niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng: "Tràng ạ. Khi nào cótiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Nàyngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...").+ Bà "lật đật" xuống bếp và "lễ mễ" bưng nồi cháo bốc khói lên "vừa khuấy vừa cười" và múccho các con. Chi tiết giản dị nhưng cho thấy lòng thương con mộc mạc, chân thành, sâu sắccủa nhân vật. Bà cụ Tứ không xuất hiện từ đầu truyện nhưng thực sự là nhân vật linh hồn của truyện.Với hình tượng này, Kim Lân đã tập trung khắc họa thông qua các chi tiết về lời nói, cử chỉ,hành động, đặc biệt là dòng tâm trạng. Ngòi bút của nhà văn đã lặn sâu vào nhân vật để viếtnhững lời văn nửa trực tiếp. Điều đó cho thấy sự thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc tác giả dànhcho nhân vật của mình. Thái độ của nhà văn đối với nhân vật bà cụ Tứ còn được thể hiện rõ trong cách gọi tênnhân vật. Nhà văn luôn gọi nhân vật là "bà lão", "người mẹ nghèo khổ" bằng tất cả sự trân trọng,quí mến. Bà cụ Tứ là hình ảnh điển hình cho tấm lòng nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn và tình yêuthương con của người phụ nữ lao động nghèo Việt Nam. Tư tưởng chủ đề của truyện: Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, khát vọng sống của con người,ngợi ca tình người cao đẹp* Liên hệ chi tiết "bát cháo cám" trong truyện với chi tiết "bát cháo hành" trong ChíPhèo để nhận xét về tấm lòng nhân đạo của mỗi nhà văn- Chi tiết "bát cháo cám" (gắn liền với nhân vật bà cụ Tứ) vừa phản ánh cuộc đời tăm tối,nghèo đói của người lao động nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám vừa thể hiện sựxởi lởi, tấm lòng yêu thương con vô hạn của bà mẹ nghèo khổ.- Chi tiết "bát cháo hành" (gắn liền với nhân vật thị Nở) thể hiện lòng tốt chất phác, hồnnhiên của thị Nở dành cho Chí Phèo. Bát cháo không chỉ giải cảm mà còn thắp lên trong Chíniềm tin, nỗi khao khát được trở lại cuộc đời lương thiện. - Cả hai chi tiết đều nhỏ nhưng thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của mỗi nhà văn và gópphần làm nên giá trị nhân bản sâu sắc của mỗi câu chuyện.