HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI LÀ GÌ

2. Phân tích tư tưởng của Mác: “Sự phát triển hình thái kinh tế – xã

hội là quá trình lịch sử – tự nhiên”

Dựa trên cơ sở phát hiện ra các quy luật xã hội cơ bản chi phối quá trình

phát triển xã hội, cũng như trên cơ sở tổng kết sự phát triển của lịch sử, C. Mác

đi tới kết luận khái quát: “ Sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là một quá

trình lịch sử - tự nhiên”. Tư tưởng này của C. Mác chứa đựng những luận điểm

sau:

Thứ nhất, sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình

khách quan, tuân theo những quy luật khách quan của nó chứ không hề phụ

thuộc vào yếu tố chủ quan của con người.

Trong sự vận động, phát triển của mình, các hình thái kinh tế - xã hội vừa bị chi

phối bởi quy luật phổ biến, vừa bị chi phối bởi các quy luật riêng, đặc thù. Các

quy luật vận động phát triển phổ biến của xã hội là quy luật về sự phù hợp của

quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ

tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật khác. Chính sự tác động

của các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động, phát

triển từ thấp đến cao.

Nguồn gốc sâu xa của sự vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là ở

sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất

quyết định làm thay đổi quan hệ sản xuất. Đến lượt mình, quan hệ sản xuất, tức

cơ sở hạ tầng, thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi theo, và đo đó

mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động, phát triển và thay thế lẫn nhau cao

hơn.

Thứ hai, sự phát triển của xã hội giống sự phát triển của tự nhiên ở chỗ

đây cũng là quá trình khách quan, tuân theo quy luật khách quan, chứ không hề

phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người; song lại không giống như sự

phát triển của tự nhiên, ở chỗ nó luôn diễn ra thông qua hoạt động của những

con người cụ thể, hướng đến những mục đích, lợi ích nhất định. Bởi lẽ, XH là

XH con người, mọi biến đổi của XH đều thông qua hoạt động của con người. Sự

tồn tại và sự chi phối của các quy luật xã hội cũng liên quan tới các hoạt động

của con người. Do đó, nếu hoạt động của con người hợp quy luật khách quan thì

sự phát triển của XH sẽ nhanh hơn. Nếu hoạt động của con người trái quy luật

khách quan thì nó sẽ làm chậm tiến trình phát triển của lịch sử.

Thứ ba, chính là vì sự phát triển của xã hội mang tính lịch sử - tự nhiên

cho nên trong sự phát triển của nó vừa bao hàm tính phổ biên, tính quy luật

chung, lại vừa bao hàm tính đặc thù, tính đa dạng. Con đường phát triển của mỗi

dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy luật chung, mà còn bị tác động bởi các

điều kiện phát triển cụ thể của mỗi dân tộc, như điểu kiện tự nhiên, chính trị,

truyển thống, văn hóa, tác động kinh tế… Do đó, theo quan điểm của Mác, sự

phát triển lịch sử - tự nhiên của xã hội, biểu hiện trong sự phát triển của mỗi dân

tộc, hoàn toàn có thể biểu hiện dưới hình thức phát triển rút ngắn, hay là bỏ qua

một hay vài giai đoạn phát triển nào đó để lên hẳn giai đoạn phát triển cao hơn.

Đương nhiên, sự phát triển rút ngắn, sự bỏ qua đó phải diễn ra theo 1 quá trình

LS-TN nhiên chứ ko phải theo ý muốn con người.

Tóm lại, theo quan điểm của triết học Mác, quá trình lịch sử - tự nhiên

của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra theo con đường phát triển tuần tự,

mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong những điều kiện nhất định, một hoặc một số

hình thái kinh tế xã hội nhất định.