CÂU 4. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁ...

2.3. Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn

hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.

- Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với

các chuẩn mực xã hội, quan hệ XH, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.

- Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh

nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong đời sống

tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội.

- Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một đứa trẻ

không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được.

- Nếu con người trong XH mà không GT với nhau thì sẽ không có 1 XH tiến bộ, con người tiến bộ.

- Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì để cho

phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời

sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

- Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng , tình cảm, thấu hiểu

và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng xử như thế nào là

phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng mực, phải biết

tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn

hóa, đạo đức.