CHƯƠNG 1.NHẬN THỨC VỀ NHU CẦU CÁ NHÂN

Câu 8. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TẬM LÝ

Hiện tượng khách quan → Não người bình thường → Để lại dấu vết trên vỏ não (hình ảnh tâm lý)

→ Tâm lý (hình thành trong hoạt động và bằng hoạt động).

Khi các thông tin về các thuộc tính của sự vật hiện tượng có được nhờ cảm giác được truyền tới

vỏ não thìn gày lập tức chúng được tổ chức, sắp xếp tạo nên một hình ảnh đầy đủ có ý nghĩa về

chính sự vật, hiện tượng đang tác động vào chính giác quan của chúng ta.

+ Chúng ta không chỉ thấy màu xanh đơn thuần mà thấy màu xanh của cây cỏ, của bầu trời.

+ Chúng ta không chỉ nghe thấy âm thanh mà còn nghe tiếng nhạc, tiếng hát.

→ quá trình tổ chức sắp xếp, lý giải và xác định ý nghĩa của hình ảnh về sự vật hiện tượng đó

chính là TRI GIÁC.

I. ĐỊNH NGHĨA TRI GIÁC

Tri giác là một quá trình tâm lý, phản ánh một cách trọn vẹn một sự vật hiện tượng khách quan

khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.

• Như vậy: hình ảnh trọn vẹn của sự vật có được là dựa trên :

+ Cơ sở các thông tin do cảm giác đem lại.

+ Việc tổ chức, sắp xếp các thuộc tính bên ngoài của sự vật thành một thể thống nhất theo

đúng cấu trúc khách quan.

• Cảm giác được coi là nguồn cung cấp thông tin đầu vào, còn tri giác là sự tổ hợp diễn giải

gán ý cho các thông tin đó.

II.ĐẶC ĐIỂM CỦA TRI GIÁC

1. Tri giác là một quá trình tâm lý.

Ví dụ: khi ta có 1 rổ xoài. Chúng ta muốn biết đó là gì thì ở mức độ đơn giản nhất

chúng ta cần phải tiếp xúc trực tiếp với nó

2. Tri giác phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng.

Vd: nhờ mắt ta thấy được màu sắc, ước lượng được kích thước và số lượng quả xoài

trong rổ.

3. Tri giác phản ánh trực tiếp.

4. Tri giác không phải là tổng số các cảm giác.

Vd: Chúng ta chỉ cần nhìn bằng mắt và không sử dụng tới mũi miệng ....cùng với hiều

biết trước đó của bản thân, chúng ta tri giác và gọi tên đúng sự vật trên.

5. Tri giác là quá trình tích cực được gắn liền với hoạt động của con người.Tri giác mang

tính tự giác,giải quyết một nhiệm vụ cụ thể,là hành động tích cực trong đó có sự kết hợp

chặt chẽ của yếu tố cảm giác vận động.

Vd:con người đặt ra nhiệm vụ và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. muốn biết sv trên buột

chủ thể phải chủ động, tự giác và tích cực để tri giác đúng sv trên.

Tri giác giúp con người Xác định được vị trí của chủ thể đối với sự vật hiện tượng trong thế giới

xung quanh một cách tương đối rõ ràng. Tri giác giúp con người xác định được sự vật hiện tượng

đó thuộc loại nhóm sự vật hiện tượng nào, tứclà tri giác “tự động” xác định mối quan hệ giữa một

sự vật hiện tượng và nhóm. Quan hệ giữa cảm giác và tri giác

*QUAN HỆ: A→B

+ Cảm giác là cơ sở cho tri giác.

+ Tri giác quy định chiều hướng lựa chọn các cảm giác thành phần, mức độ và tính chất của

cảm giác thành phần.

II. VAI TRÒ CỦA TRI GIÁC

- Vai trò của tri giác và hoạt động nhận thức của con người :

Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính, đặc biệt là ở người trưởng

thành.Nò là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con

người trong môi trường xung quanh. Hình ảnh của tri giácgiúp con người điều chỉnh

hành động cho phù hợp với sự vật hiện tượng khách quan. Đặc biệt hình thức tri giác

cao nhất: quan sát, do những điều kiện xã hội chủ yếu là lao động xã hội trờ thành

một mặt tương hỗ trợ độc lập của hoạt động và trở thành một phương pháp nghiên cứu

quan trọng của khoa học, cũng như của nhận thức thực tiễn.

Ví dụ:Ta có thể nhận dạng một vật mà không cần dùng mắt mà có thể dùng tay để sờ hoặc

bóp ta cũng có thể nhận ra đó là vật gì.

Có nhiều quan điểm cho rằng tri giác và cảm giác là một thể thống nhất.Theo bạn quan điểm

trên đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời: Quá trình tri giác diễn ra một cách tự động, ngay khi con người có cảm giác. Ranh giới

giữa cảm giác và tri giác về mặc thời gian là không rõ ràng, việc tách biệt giữa cảm giác và tri giác

hoàn toàn là do mục đích nhận thức. Trên thực tế, quá trình cảm giác và tri giác diễn ra một cách

liên tục không thể chia cắt. Do vậy, cảm giác và tri giác là một hệ thống hợp nhất.

III. KẾT LUẬN

- Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh trọn vẹn thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng

đang tác động trực tiếp vào giác quan.

- Tri giác sử dụng trực quan do cảm giác mang lại. Vậy có thể nói: cảm giác là tiền đề để hình

thành tri giác.

- Tri giác sử dụng kinh nghiệm đã học được, tích lũy được trong quá khứ để có hình ảnh về sự

vật hiện tượng một cách trọn vẹn phân biệt, xác định mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng

với nhau.

-

Do vậy chúng ta cần phải học tập, cập nhật thông tin, tích cực trao đổi và tích lũy kiến thức

tri giác đúng và vững về sự vật hiện tượng khách quan. Giải quyết các nhiệm vụ cụ thể và

góp phần hoàn thiện bản thân.