NGUỒN GỐC XÃ HỘI CỦA Ý THỨC (LAO ĐỘNG + NGÔN NGỮ)A) LAO ĐỘNG LÀ HOẠ...

2) Nguồn gốc xã hội của ý thức (lao động + ngôn ngữ)a) Lao động là hoạt động có mục đích, có tính lịch sử-xã hội của con người nhằm tạo ra của cải để tồn tại và phát triển; đồng thời lao động cũng tạo ra đời sống tinh thần và hơn thế nữa, lao động giúp con người hoàn thiện chính mình. Sự hoàn thiện của đôi tay, việc biết chế tạo công cụ lao động làm cho ý thức không ngừng phát triển, tạo cơ sở cho con người nhận thức những tính chất mới của giới tự nhiên; dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng, khả năng phán đoán, suy luận dần được hình thành và phát triển. b) Trong quá trình lao động con người liên kết với nhau, tạo thành các mối quan hệ xã hội tất yếu và các mối quan hệ của các thành viên của xã hội không ngừng được củng cố và phát triển dẫn đến nhu cầu cần thiết “phải trao đổi với nhau điều gì đấy” nên ngôn ngữ xuất hiện. Ngôn ngữ ra đời trở thành “cái vỏ vật chất của ý thức”, thành phương tiện thể hiện ý thức. Nhờ ngôn ngữ, con người khái quát hoá, trừu tượng hoá những kinh nghiệm để truyền lại cho nhau. Ngôn ngữ là sản phẩm của lao động, đến lượt nó, ngôn ngữ lại thúc đẩy lao động phát triển.Như vậy, bộ não người cùng với thế giới vật chất tác động lên bộ não đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức và với quan điểm như vậy về ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm tách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ não, thần bí hoá ý thức; đồng thời chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy vật tầm thường cho rằng não tiết ra ý thức tương tự như gan tiết ra mật.Câu hỏi 14. Bản chất của ý thức?Đáp. Bản chất của ý thức thể hiện qua bốn điểmĐiểm xuất phát để hiểu bản chất của ý thức là sự thừa nhận ý thức là sự phản ánh, là hình ảnh tinh thần về sự vật, hiện tượng khách quan. Ý thức thuộc phạm vi chủ quan, không có tính vật chất, mà chỉ là hình ảnh phi cảm tính của các sự vật, hiện tượng cảm tính được phản ánh. Bản chất của ý thức thể hiện ở sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ não người; là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.