NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU * TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu * Tóm tắt lý thuyết:Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu : Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu trước kết quả nhận được. Chú ý : – Với mọi a ∈ Z : a.o = 0– Mỗi khi đổi dấu của một thừa số trong tích b thì tích đổi dấu : (-a).b = a.(-b) = -abDạng 1 : Nhân hai số nguyên khác dấu Phương pháp giải Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. Ví dụ: Thực hiện phép tính : a) (-5).6 ; b) 9. (-3); c) (-10).11; d) 150.(-4).Đáp sốa)-30; b) -27; c)-110; d)-600. Bài tập:a) (-125).4; b) (-4).125 ; c) 4. (-125).Dạng 2: Bài toán đưa về thực hiện phép nhân hai số nguyên khác dấu. Phương pháp giải Căn cứ vào đề bài, suy luận để dẫn đến việc thực hiện phép nhân hai số nguyên khác dấu. Ví dụ: So sánh: a) (-67).8 với 0 ; b) 15.(-3) với 15 ; c) (-7).2 với -7.Giảia) Tích (-67).8 là một số nguyên âm nên nhỏ hơn 0 ;b) Tích 15.(-3) là một số nguyên âm nên nhỏ hơn 15 ;c) (-7).2 = -14 nhỏ hơn -7.Một xí nghiệp may mỗi ngày được 250 bộ quần áo. Khi may theo mốt mới chiều dài của vảidùng để may một bộ quần áo tăng x dm (khổ vải như cũ). Hỏi chiều dài của vải dùng để may 250 bộ quần áo mỗi ngày tăng bao nhiêu đề-xi-mét, biết : a) x = 3 ? b) x = -2 ?Dạng 3: Tìm các số nguyên x, y sao cho x.y = a (a Z , a <0) Phân tích số nguyên a ( a< 0) thành tích hai số nguyên khác dấu bằng tất cả các cách, từ đó tìm được x, y. Ví dụ: Tìm các số nguyên s, y sao cho s . y = – 3. Giải Ta có : – 3 = (-3).1 = 1.(-3) = 3. (-1) = (-1). 3 Vậy các cặp số nguyên (x, y) sao cho x.y = – 3 là : (-3 ; 1) ; (1 ; -3) ; (3 ; -1) ; (-1 ; 3). Luyện tập chung: