CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU * TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu * Tóm tắt lý thuyết:Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu :a) Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.b) Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta tìm hiệu hai giá trị tuyệtđối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) và đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn. Chú ý : Với mọi số nguyên a ta có : a + 0 = 0 + a = a. Dạng 1: Cộng hai số nguyên Phương pháp giải Áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Ví dụ : Tính : a) 26 + (- 6) ; b) (-75) + 50 ; c) 80 + (-220).Giảia) 26 + (-6) = 20 ; b) (-75) + 50 = -25 ; c) 80 + (- 220) = -140.Bài tập:Tính :a) (-73) + 0 ; b) |-18| + (-12) c ) 102 + (-120) d) (- 30) + (- 5); e) (- 7) + (-13); f) (-15) + (- 235).g) 16 + (- 6) ; h) 14 + (- 6); i) (- 8) + 12.Dạng 2: Bài toán đưa về phép cộng hai số nguyên Phương pháp giải Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, thực hiện phép cộng hai số nguyên cho trước Tính và nhận xét kết quả : a) 23 + (-13) và (- 23) + 13;b) (-15) + (+15) và 27 + (-27).a) 23 + (-13) = 10 ; (-23) + 13 = -10. Nhận xét : Khi đổi dấu cả hai số hạng thì tổng của chúng cũng đổi dấu. b) (-15) + (+15) = 0 ; 27 + (-27) = 0.Nhận xét : Ta có ngay kết quả bằng 0 vì chúng là các cặp số nguyên đối nhau.1. So sánh :a) 1763 + (- 2) và 1763 ;b) (-105) + 5 và -105 ;c) (- 29) + (- 11) và -29.2. Tính giá trị của biểu thức :a) x + (-16), biết x = – 4 ;b) (-102) + y, biết y = 2 .3. Số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái tăng x triệu đồng. Hỏi x bằng baonhiêu,biết rằng số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái : a) Tăng 5 triệu đồng ?b) Giảm 2 triệu đồng ?Dạng 3: Điền số thích hợp vào ô trống Căn cứ vào quan hệ giữa các số hạng trong một tổng và quy tắc cộng hai số nguyên ( cùng dấu, khác dấu ), ta có thể tìm được số thích hợp Ví dụ : Điền số thích hợp vào ô trống : Giải: Luyện tập chung: