B, TRƯỜNG TỪ VỰNG

2. Từ vựng:

b, Trường từ vựng

:

Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa .

VD : tàu , xe, thuyền , máy bay cùng trường tư vựng về phương tiện giao thông

c, Từ tượng hình , từ tượng thanh :

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động , trạng thái của sự vật ( VD:

lom khom, phấp phới)

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người (VD: ríu rít, ào

ào)

Công dụng: Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh

động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.

d, Từ địa phương và biệt ngữ xã hội:

- Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định (VD : bắp,

má, heo ,…)

- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội ( VD: tầng lớp học

sinh: ngỗng (điểm 0), gậy (điểm 1) …)

Cách sử dụng: _ Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình

huống giao tiếp. Trong thơ văn , tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để

tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.

_ Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu

các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

e, Nói quá : Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng

được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm(VD : Nhanh như cắt )

g, Nói giảm nói tránh : Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển,

tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

VD : Chị ấy không còn trẻ lắm.