NGHĨA CỦA TỪ, TRƯỜNG TỪ VỰNG, CÁC LỚP TỪ

1. Từ vựng: Nghĩa của từ, trường từ vựng, các lớp từ.

a. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn)

nghĩa của một từ ngữ khác:

- Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa

của một số từ ngữ khác.

- Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa

của một từ ngữ khác.

- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp

đối với một từ ngữ khác.

Ví dụ: Từ "thầy thuốc" có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của các từ: bác sĩ, y tá, y

sĩ, hộ lý nhưng có nghĩa hẹp hơn so với nghĩa của từ "người".

b. Trường từ vựng.

- Trường từ vựng là tập hợp tất cả những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Ví dụ: giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, công nhân, nông dân,... đều thuộc trường từ vựng

nghề nghiệp của người.

c. Từ tượng hình, từ tượng thanh.

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

Ví dụ: ngất ngưởng, liêu xiêu, ngoằn ngoèo, thướt tha,...

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

Ví dụ: róc rách, lộp bộp, rào rào, hi hi, ha ha,...

- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động , có giá

trị biểu cảm cao; thường được sử dụng trong văn miêu tả và tự sự.

d. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất

định.

Ví dụ: O (cô); u, má, bầm (mẹ); ba, bố, tía (cha); quả mãng cầu (quả na);...

- Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

Ví dụ: trứng ngỗng (điểm 0), con ngỗng (điểm 2), phao (tài liệu),...