BÀI 6 ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚII. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Địa hình núi chia làm 4 vùng:

a. Vùng núi Đông Bắc

+ Nằm ở tả ngạn S.Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở

Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông.

+ Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

+ Hướng nghiêng chung Tây Bắc – Đông Nam, cao ở phía Tây Bắc như Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm

là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m; giáp đồng bằng là vùng đồi trung du dưới 100 m.

b. Vùng núi Tây Bắc

+ Giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là Tây Bắc – Đông Nam

(Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh…)

+ Hướng nghiêng: Thấp dần về phía Tây; Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, Phía Tây là núi

trung bình dọc biên giới Việt-Lào, ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong

Thổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (S.Đà, S.Mã, S.Chu…)

c. Vùng núi Bắc Trường Sơn:

+ Từ Nam S.Cả tới dãy Bạch Mã.

+ Huớng chung TB-ĐN, gồm các dãy núi so le, song song, hẹp ngang, cao ở 2 đầu, thấp trũng ở giữa.

Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế, ở giữa là vùng núi đá vôi

ở Quảng Bình.

+Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã cũng là ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

d. Vùng núi Nam Trường Sơn

+ Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan chạy từ nơi tiếp giáp dãy núi Bạch Mã tới bán bình nguyên ở

ĐNB, bao gồm khối núi Kon Tum và khối núi Nam Trung Bộ.

+ Hướng nghiêng chung: với những đỉnh cao trên 2000 m nghiêng dần về phía Đông; còn phía Tây là các

cao nguyên xếp tầng cao khoảng từ 500-1000 m: Plây-Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh.

tạo nên sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông-Tây của địa hình Trường Sơn Nam.