ĐẤT NỨƠC NHIỀU ĐỒI NÚI

2. Các khu vực địa hình a. Khu vực đồi núi Địa hình núi * Vùng núi Đông bắc - Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng chủ yếu là đồi núi thấp. - Gồm 4 cánh cung lớn mở rộng về phía bắc và đông chụm lại ở Tam Đảo. Địa hình Cac xtơ rất phổ biến. - Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc và thấp xuống Đông Nam - Có 4 cánh cung lớn là Sông gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đông triều. Theo các dãy núi là các thung lũng Sông cầu, Sông thương, Sông lục nam. Có các khối núi đá vôi ở Hà giang, Cao bằng. Giáp đồng bằng là các vùng đồi núi thấp dưới 100m. * Vùng núi Tây bắc: - Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Đặc điểm: Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang 3143m). Các dãy núi hướng Tây bắc - Đông nam, xen giữa là Cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu). - Hướng nghiêng: Tây bắc- Đông nam - Có 3 mạch chính: Đông là Dãy Hoàng liên sơn; Tây là dãy Pu đen đinh, Pu sam sao: ở giữa là các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi Phông thổ, Tả phìn, Sín chảy, Sơn la, Mộc châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông Đà, sông Mã * Vùng núi Trường Sơn Bắc - Giới hạn: Từ Sông Cả tới dãy núi Bạch Mã - Hướng tây bắc - đông nam . - Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu, thấp ở giữa - Phía bắc là vùng núi thượng du Nghệ an, giữa là vùng đá vôi Quảng bình, nam là vùng núi phía Tây Thừa thiên Huế. Có các mạch núi đâm ra biển như dãy Hoành sơn, dãy Bạch mã * Vùng núi Trường Sơn Nam - Giới hạn: từ nam Bạch mã đến vĩ tuyến 110

o

B - Các khối núi cao nguyên theo hướng Đông bắc- Tây nam - Các cao nguyên đất đỏ ba dan: Playku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 - 1000m.. Các bán bình nguyên xen đồi ở phía tây tạo sự bất đối xứng Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du: Chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng, rõ nhất là Đông nam bộ với bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m. Địa hình đồi trung du phần nhiều là các bậc thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy. Dải đồi trung du rộng nhất ở rìa phía bắc và tây Đồng bằng song Hồng, thu hẹp rìa đồng bằng ven biển miền Trung b) Khu vực đồng bằng * Đồng bằng châu thổ sông: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. - Đặc điểm chung + Đều là 2 đồng bằng lớn nhất cả nước + Đều được hình thành trên cơ sở các sụt lún trên các vịnh biển nông + Địa hình tương đối bằng phẳng + Thuận lợi cho phát triển cây lúa nước - Đồng bằng sông Hồng + Diện tích 15 nghìn km

2

+ Đồng bằng bồi tụ do phù sa sông Hồng và sông Thái bình + Đồng bằng có hình tam giác cao ở ở Phía tây va Tây bắc, thấp dần ra biển, có một số khu thấp trủng và gò đồi + Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô, đồng bằng có đê bao phủ nên đất có 2 loại đất phù sa trong đê và đất phù sa ngoài đê + Đồng bằng thuận lợi cho phát triển cây lúa nước - Đồng bằng sông Cửu long + Diện tích 40 nghìn km

2

+ Được bồi đấp do con sông Tiền và sông Hậu + Đồng bắng có hình thang, địa hình khá bằng phẳng, thấp dần từ Tây bắc xuống Đông nam, phần lớn lãnh thổ có địa hình trủng thấp + Đồng bằng cómạng lưới sông ngòi chằn chịt. Đất có đất phèn, đất mặn, đất phù sa. Vùng đồng bằng có các vùng trủng thấp như Đồng Tháp mười và Tứ giác Long xuyên - Đồng bằng ven biển miền Trung + Diện tích 15 nghìn km

2

+ Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nhiều cát, ít phù sa. Hẹp chiều ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. + Các đồng bằng lớn: Đồng bằng sông mã, sông Chu; đồng bằng sông Cả, sông Thu Bồn, ... + Địa hình chia làm 3 dãy: giáp biển là cồn cát, đầm phá; ở giữa thấp trủng; bên trong đã bồi tụ thành đồng bằng + Thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày nhưng không thật thuận lợi cho trồng lúa