VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CON NGƯỜI LÀ MỘT THÀNH PHẦN CỦA MÔI TRƯỜNG (MT) VÀ LÀ CHỦ THỂ CỦA BVMT

1.2.1. Vai trò, vị trí của giáo dục đối với việc bảo vệ môi trường Con người là một thành phần của môi trường (MT) và là chủ thể của BVMT. Ý thức, thái độ, hành vi ứng xử đối với MT là một trong các yếu tố nhân cách của người lao động. Chức năng tổng quát nhất và cao quý nhất của giáo dục là “trồng 5 người”, rèn luyện và phát triển nhân cách người lao động. Thật vậy, quá trình giáo dục, đặc biệt là giáo dục có hệ thống trong nhà trường đóng vai trò quyết định đối với việc hình thành tư cách công dân, cách ứng xử đối với xã hội, đối với MT của mỗi cá nhân. Một khi con người có những hiểu biết về mối quan hệ nhân quả giữa MT và phát triển kinh tế - xã hội, giữa MT và sự tồn tại của xã hội, giữa MT và chính cuộc sống của mình thì trong mọi hành động họ sẽ nâng niu và ứng xử thân thiện với MT vì mục tiêu PTBV. Mọi thành viên trong cộng đồng xã hội đều có quan hệ với nhau và quan hệ trực tiếp với MT. Tất cả đều có trách nhiệm trước MT. Chính vì vậy, giáo dục là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và PTBV đất nước. Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử thân thiện, văn minh, lịch sự với MT. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ, từ gia đình tới nhà trường, từ trường tiểu học đến những năm học ở trường phổ thông. (Lê Văn Khoa và các cộng sự, 2009)