MỊ HIỆN LÊN TRONG SỰ CAM CHỊU VÌ QUYỀN UY CỦA SỢI DÂY TRÓINHƯ CHÍNH SỨC MẠNH THẦN QUYỀN VÀ CƯỜNG QUYỀN THÌ ĐOẠN 2,MỊ ĐÃ VÙNG LÊN GIẢI PHÓNG, MÀ VIỆC ĐẦU TIÊN LÀ CẮT ĐI SỢI DÂYTRÓI BUỘC CUỘC ĐỜI MÌNH

1, Mị hiện lên trong sự cam chịu vì quyền uy của sợi dây tróinhư chính sức mạnh thần quyền và cường quyền thì đoạn 2,Mị đã vùng lên giải phóng, mà việc đầu tiên là cắt đi sợi dâytrói buộc cuộc đời mình. - Tô Hoài qua Vợ chồng A Phủ đã phản ánh bộ mặt giai cấpthống trị miền núi, mà ở đây là thống lý Pá Tra và A Sử.Những tên chúa đất độc ác, tàn nhẫn, vô nhân tính. Chúngdùng sợi dây thần quyền và cường quyền để trói chặt vàhành hạ con người. Tác phẩm cũng đã vẽ nên bức tranh củangười dân miền núi Tây Bắc trước cách mạng, đó là sự tốităm, ngột ngạt. Nhưng qua đó, tác giả cũng đã dựng nên quátrình đấu tranh của họ, vùng lên để giành tự do, giành quyềnđược sống, giành quyền làm người.Bài làm mẫu “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những conngười bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cảtâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộcđời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (NguyễnMinh Châu). Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã thực hiệntrọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất làsức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được. Đặc biệt sức mạnh tiềm tàng củacô gái người Mèo bé nhỏ ấy được thể hiện rất rõ qua chi tiết có tính biểu tượng cao độ: sợi dây trói.Không phải là vô cớ khi chi tiết ấy xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm. Tô Hoài – nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Là nhà văn giỏi về phân tíchdiễn biến tâm lý nhân vật, về miêu tả thiên nhiên, các phong tục tập quán, tác phẩm của Tô Hoài luôn hấpdẫn người đọc bởi lối kể chuyện hóm hỉnh, sinh động, bởi vốn từ vựng giàu có. Vợ chồng A Phủ là truyệnngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiệnthực và nhân đạo đáng kể. Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặnggiải nhất của giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. Tác phẩm ra đời là kết quả của chuyến đithực tế của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952. Tác phẩm thể hiện chân thực, xúcđộng về cuộc sống cơ cực, tủi nhục của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách thống trị củathực dân và phong kiến cùng quá trình giác ngộ cách mạng, tự vùng lên giải phóng cuộc đời. Chi tiết sợi dây trói xuất hiện đầu tiên trong đêm tình mùa xuân, khi cô Mị đã thức tỉnh, khao khátmuốn đi chơi, khao khát được tự do, đi theo tiếng sáo gọi bạn mùa xuân. Nhưng: A Sử bước lại, nắm Mị,lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một tháng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõaxuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vỢ, ASử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. Trong bóng tối, Mịđứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Sợi dây trói xuất hiện trongđoạn này đã thể hiện được sức mạnh của cường quyền và thần quyền thống trị. Khi Mị ấp ủ ý định đichơi, khao khát tự do và hạnh phúc thì A Sử về, dùng dây trói, là cưỡng bức lại ước muốn và khao khátcủa Mị, là chặn đứng hành động muốn đi chơi của Mị. A Sử trói đứng Mị vào cột, hành động trói đứngngười vợ của mình, cuốn luôn cả tóc và cột, không cho cúi, nghiêng, làm cho Mị nước mắt rơi xuống côkhông lau đi được, hình phạt đó chẳng khác nào sự tra tân thời trung cổ. Sự tàn bạo đó, có lẽ đã giết chếtbao cô gái cả thể xác lẫn tâm hồn. Thế nhưng A Sử không thể trói được tâm hồn Mị, Mị bị trói nhưng Mịvẫn vùng bước đi. Cái vùng bước đi ấy, đó là cả một sức sống tiềm tàng trỗi dậy mãnh liệt, dù lúc này nóchưa đủ sức phá tan dây trói, nhưng cái vùng bước đi ấy là một sự phản kháng, chống lại. Lần hai, chi tiết sợi dây trói xuất hiện trong đêm tình mùa xuân, khi Mị chứng kiến giọt nước mắtA Phủ lăn dài: Trời ơi, nó bắt trói đúng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đếnchết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai làngười kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nórồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. Cần phải nói thêm, Mị sau đêm mùa xuân, sau những gì đã bùng cháy, nay trở lại với sự thờ ơ vôcảm, chẳng đoái hoài những gì xảy ra xung quanh. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện kể cả lúc rasưởi lửa, bị “A Sử đánh ngã xuống của bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước”. Mịvô cảm với chính bản thân mình, Mị không đau đớn, cũng không sợ hãi. Dòng nước mắt của A Phủ đãđánh thức và làm hồi sinh lòng thương mình rồi đến thương người trong Mị. Chính nhờ ngọn lửa đêm ấy,Mị lé mắt trông sang và nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”của A Phủ. Và từ sự đồng cảm đó, lòng Mị dấy lên sự căm phẫn: “Trời ơi, nó bắt trói đúng người ta đếnchết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này”. Mịnguyền rủa cha con nhà thống lí “Chúng nó thật độc ác”. Từ “chúng nó” ở đây, hiện lên trực tiếp nhữngcái tên như Pá Tra, A Sử, đó là những cái tên mang tính đại diện, nhưng sâu hơn, chúng nó” chính lànhững kẻ thống trị, bọn chúa đất miền núi đã đày đọa những kẻ như Mỹ, A Phủ. Khi một kẻ đang trongtình trạng mất hết ý thức lại nhận ra nguyên nhân của cái khổ mà mình gánh chịu thì đúng là một cuộc lộingược dòng của ý thức. Chắc chắn, ý thức này sẽ trỗi dậy, sẽ phản kháng mãnh liệt chứ không dừng lại ởđây. Mị nhận ra giá trị của con người, giá trị được sống nhưng lại bị bắt chết. Mị nghĩ đến thân phậnmình, là đàn bà, bị cúng trình ma, Mị có chết cũng là tất yếu, là lẽ vốn phải vậy, nhưng A Phủ đầu bị kiếpnhư vậy, sao lại phải chết, sao bị ép đến chết, sao mạng người quý thế, lại chỉ đánh đổi ngang giá với mộtcon bò.Để đi đến hành động cắt dây trói cứu A Phủ, Mị đã phải trải cả một quá trình diễn biến tâm lý đầyphức tạp, với những dòng độc thoại, những chiều suy nghĩ, nhận thức và đấu tranh đầy mãnh liệt. Trongđó có cả nỗi sợ dấy lên, khi Mị tưởng tượng: A Phủ trốn đi được, Mị sẽ là người thay thế A Phủ, bị tróiđúng vào cột, và rồi sẽ chết. Nhưng tình thương A Phủ, sự đồng cảm với kiếp người cùng khổ đầy khốnnạn, thêm cả lòng căm phẫn, và sự thúc bách về mặt thời gian, cô gái đó đã có một hành động hết sức táobạo, liều lĩnh: cắt dây trói để cứu A Phủ.Hình ảnh sợi dây trói xuất hiện trong hai đoạn nhưng lại mang hai ý nghĩa khác nhau, nếu đoạn 1như sự hiện lên của uy quyền và sức mạnh thì đoạn 2, nó hiện lên như chướng ngại, với bao lòng cămphẫn và phải được cắt bỏ. Nếu đoạn 1, Mị hiện lên trong sự cam chịu vì quyền uy của sợi dây trói nhưchính sức mạnh thần quyền và cường quyền thì đoạn 2, Mị đã vùng lên giải phóng, mà việc đầu tiên là cắtđi sợi dây trói buộc cuộc đời mình.Qua việc khắc họa cuộc sống và số phận của những người nông dân miền núi, nhà văn Tô Hoài đãmở ra bức tranh hiện thực tăm tối, ngột ngạt của người dân Tây Bắc dưới chế độ phong kiến đen tối, nơigiai cấp thống trị có thể tự do áp bức, tước đoạt đi tự do, hạnh phúc và cả quyền sống của những ngườidân nghèo vô tội. Quá trình vượt qua nghịch cảnh, giải phóng bản thân, đi theo cách mạng của Mị, màtiêu biểu là cắt được sợi dây trói đời mình cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng, chính là hành trình đi từ đauthương đến với tự do, quá trình giác ngộ cách mạng của đồng bào dân tộc miền núi. Truyện ngắn khôngchỉ thể hiện tinh thần nhân đạo của Tô Hoài khi bênh vực, đồng cảm với số phận con người mà còn thểhiện niềm tin của tác giả vào cách mạng, khẳng định chỉ có đi theo cách mạng con người mới có thể thựcsự tìm thấy tự do, phá bỏ xiềng xích áp bức để hướng đến cuộc sống hạnh phúc.