(5 ĐIỂM)YÊU CẦU CHUNG

Câu 2 (5 điểm)

Yêu cầu chung: 0,5 điểm

Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài

viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.

Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung: 4,5 điểm

ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ

- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

- Dạng bài: Phân tích, liên hệ

- Yêu cầu: dạng đề nâng cao, làm rõ hình tượng nhân vật Mị, liên hệ phổ rộng đến các nhân vật trong văn

học trung đại, cần có sự chọn lọc để phù hợp với đối tượng liên hệ.

TIẾN TRÌNH LÀM BÀI

KIẾN THỨC

HỆ THỐNG Ý

PHÂN TÍCH CHI TIẾT

CHUNG

Khái quát vài

- Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam

nét về tác giả -

hiện đại. Ông có vốn hiếu biết sâu sắc về phong tục tập quán của

nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta.

tác phẩm

- Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực

cuộc sống, con người vùng Tây Bắc. Tiêu biểu là truyện ngắn Vợ

chồng A Phủ. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi

0,5 điểm

thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và

thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh

phúc của con người.

Giải thích

Hình tượng người phụ nữ xưa và nay được nhiều nhà văn thể hiện

thông qua số phận và vẻ đẹp tâm hồn, đặc biệt là khát vọng: Ý kiến

này đã nêu lên một vấn đề trong cách xây dựng nhân vật của nhà văn.

Nhà văn sáng tác tác phẩm, xây dựng nhân vật ở hai điểm chính: số

phận éo le, có nhiều ngang trái, biến cố, từ đó đi sâu vào nội tâm để

làm bật lên vẻ đẹp, phẩm chất hình tượng, mà tiêu biểu là các nhân

vật nữ.

Nhân vật Mị

- Từ số phận đau thương:

TRỌNG

trong văn học

TÂM

+ Mị sinh ra đã mang gánh nặng trên vai, cuộc đời Mị là cuộc đời

hiện đại

của thân phận con nhà nghèo, cho nên, Mị tiếp tục được “thừa

hưởng” gánh nợ của cha mẹ, trở thành kiếp con dâu gạt nợ nhà thống

lý. Lấy Mị về, A Sử đã biến Mị thành công cụ lao động biết nói. Mị

phải làm việc không kể ngày đêm, làm việc quần quật từ sáng đến

4 điểm

tối. Dù là tư cách người vợ, nhưng Mị bị hành hạ dã man, không

khác gì con vật nuôi trong nhà thống Lý. Và người con gái ấy, không

dưới một lần đã nghĩ đến cái chết để giải thoát, nhưng lại không thể

chết vì còn thương cha.

+ Khi chìm trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan ấy, Mị phải cay

đắng chấp nhận, chấp nhận sự thật nghiệt ngã về thân phận của mình.

Và rồi cô gái xinh đẹp, yêu đời đã trở thành chai sạn, trơ lỳ, vô cảm.

Trở thành công cụ, thành con vật trong nhà thông lý.

- Sự thức tỉnh trong đêm mùa xuân:

+ Từ sự tác động của ngoại cảnh, đặc biệt là tiếng sáo, men rượu,

khiến Mị hồi sinh, Mị nhận ra Mị còn trẻ (sự ý thức được về bản

thân, về ngoại hình, nhan sắc), Mị muốn đi chơi (Sự ý thức được nhu

cầu đòi hỏi về mặt tinh thần).

+ Mị so sánh mình với bao người phụ nữ khác: Bao nhiêu người có

chồng vẫn đi chơi ngày tết. Và cô gái ấy trở lại cái đau đớn khi nhận

ra cuộc hôn nhân phi lí của mình. Nhắc lại điều đó, ý muốn tự tử của

Mị lại trở lại. Hay nói cách khác, nghĩ đến nắm lá ngón, đến cái chết

lại là dấu hiệu cô Mị đã hồi sinh, nhận ra mình muốn chết là ý thức

được về những nỗi thống khổ, là sự phản ứng lại trước số phận nghiệt

ngã, là khao khát muốn được tự do.

+ Và Mị, đã có những hành động, không phải vô tri, thói quen, mà là

hành động của thức tỉnh. Trước tiên, Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ,

xắn một miếng bỏ vào đĩa cho đèn thêm sáng. Sau đó, Mị quấn lại

tóc, lấy cái váy hoa chuẩn bị đi chơi, Mị đã bước đi theo tiếng gọi

của tiếng sáo, của nhu cầu bản thân, Mị đang vượt qua những ràng

buộc, để sống thật với con người mình, khao khát của mình.

+ Nhưng A Sử về, A Sử ở đó như đại diện cho cường quyền, thần

quyền, chặn đứng khát khao, nhu cầu của Mị, A Sử trói đứng Mị vào

cột, thế nhưng A Sử không thể trói được tâm hồn Mị, Mị bị trói

nhưng Mị vẫn vùng bước đi. Cái vùng bước đi ấy, đó là cả một sức

sống tiềm tàng trỗi dậy mãnh liệt, dù lúc này nó chưa đủ sức phá tan

dây trói, nhưng cái vùng bước đi ấy là một sự phản kháng, chống lại.

Hình tượng

- Trong sáng tác của Nguyễn Du: ta nhớ đến nàng Tiểu Thanh trong

người phụ nữ

Độc Tiểu Thanh ký với số phận thật bi thảm. Một nàng Kiều trong

Đoạn trường tân thanh mà dân gian hay quen gọi là Truyện Kiều, với

trung đại

15 năm lưu lạc đoạn trường, và rất giống với Mị, Kiều cũng hi sinh

đi chữ tình vì chữ hiếu.

- Ta gặp một người phụ nữ thân phận làm lẽ trong Tự tình II, giữa

đêm khuya vắng cùng bao khát khao hạnh phúc bùng cháy. Người

phụ nữ ấy cũng như Mị, đòi hỏi được hạnh phúc, nhưng lại bị trói

buộc trong những quyền lực hà khắc.

Đánh giá và

- Có thể nói, người phụ nữ xưa và nay, xuất hiện trong các tác phẩm

bàn luận

văn học đều mang những vẻ đẹp, nhưng cũng chịu những ngang trái,

éo le của số phận. Đồng thời, từ nghịch cảnh, họ đều toát lên những

vẻ đẹp tâm hồn, những khao khát chính đáng.

- Thế nhưng trong tác phẩm văn học hiện đại, đặc biệt là những sáng

tác sau cách mạng tháng Tám, như Vợ chồng A Phủ, ta thấy cánh cửa

tự do, giải phóng cho nhân vật. Không dừng lại ở sự thương cảm, rồi

chìm trong tuyệt vọng, bế tắc như trong văn học trung đại. Văn học

hiện đại đã gỡ sợi dây trói buộc, để nhân vật vùng lên đấu tranh và tự

giải phóng cho mình.