XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC AMINOAXIT

3. Xác định công thức aminoaxit:

Ví dụ 3: Cho 1 mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m 1 gam muối Y. Cũng 1

mol aminoaxit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m 2 gam muối Z. Biết m 2 – m 1 = 7,5.

Công thức phân tử của X là:

A. C 4 H 10 O 2 N. B. C 5 H 9 O 4 N. C. C 4 H 8 O 4 N 2 . D. C 5 H 11 O 2 N.

( Trích “ TSĐH A – 2009” )

HD: (H 2 N) x R(COOH) y + x HCl (ClH 3 N) x R(COOH) y ;

(H 2 N) x R(COOH) y +y NaOH (H 2 N) x R(COONa) y + y H 2 O.

Theo bài ra và theo các phản ứng ta có: m 2 – m 1 = 23 y – 36,5x – y = 7,5 44y = 73x +15.

Chỉ có x =1; y = 2 là phù hợp với các kết quả trong đáp án.

Chọn đáp án B.

Chú ý: Nếu đây là bài toán tự luận thì sẽ có vô số đáp án vì có vô số cặp x,y thỏa mãn, mặt khác mỗi

cặp x, y lại tương ứng với gốc R tùy ý.

Ví dụ 4: Cho 0,02 mol aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67

gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công

thức của X là:

A. H 2 NC 2 H 3 (COOH) 2 . B. H 2 NC 3 H 5 (COOH) 2 . C. (H 2 N) 2 C 3 H 5 COOH. D. H 2 NC 3 H 6 COOH.

( Trích “ TSĐH B – 2009” )

Ta có: n HCl = 0,1.200.10 -3 = 0,02 (mol) = n X ; n NaOH = 40.4%/40 = 0,04 (mol) = 2n xx =1; y = 2.

m Muối = 0,02( R + 52,5 + 2.45) = 3,67 ⇒ R = 41 ⇒ R là C 3 H 5 .