ĐỀ NGHỊ CHO BIẾT CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG NGỪA TAI...

14. Đề nghị cho biết các văn bản pháp luật quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí,cháy, nổ và các chất độc hại?Trả lời:Các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại đã gây ra nhiều tổn thất to lớn cả vềngười và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội. Để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn đó,Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhau trong đó có những quy định vềphòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như:- Bộ luật hình sự năm 1999 quy định cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng tráiphép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại. Chỉ những cơquan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyênchở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại. Cơ quan, tổ chức,cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chấtphóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết vàluôn tuân thủ quy định về an toàn với các tội danh như tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sửdụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 232); tội vi phạm quy định vềquản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (Điều 234); tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sửdụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc (Điều 238)…- Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 quy định phòng cháy và chữa cháy là tráchnhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam (Khoản 1 Điều 5); các hành vi nghiêm cấm bao gồm: cố ý gây cháy, nổ làmtổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổchức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội…nghiêmcấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm vềcháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt vàcác tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định…(Điều 13).- Nghị định số 35/2003/N Đ-CP của Chính phủ ngày 04-4-2003 quy định chi tiết thihành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;- Chỉ thị số 406/TTg ngày 08-8-1994 về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo vềviệc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo quy định kể từ ngày 01/01/1995 cấm sản xuất,buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước. - Ngày 15/4/2009, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý,sử dụng pháo quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm sản xuất, mua, bán, nhập khẩu,xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ; sảnxuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loạipháo hoa, thuốc pháo hoa; mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn,đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ côngnghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo; sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúngquy định để gây tiếng nổ thay cho pháo (Điều 4).- Luật Điện lực năm 2004 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sửdụng điện (Điều 7); quy định tổ chức, cá nhân có trách nhiệm các quy định của pháp luật vềbảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện và an toàn điện (Điều 48)…- Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định việc bảo đảm an toàn thực phẩm là tráchnhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Điều 3); những hành vi bịnghiêm cấm bao gồm: sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chếbiến thực phẩm; sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồngốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm; sử dụng phụ giathực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục đượcphép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép;sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất,kinh doanh thực phẩm; sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõnguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm…(Điều 5).