CÂU 6. HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

4.2. Nội dung hoạt động của hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng GD ĐH

- Phần lớn các hệ thống quốc gia quản lý việc đảm bảo chất lượng GD ĐH đều bao

gồm các yếu tố chính sau đây:

+ Có một cơ quan, hoặc liên kết haợc độc lập với nhà nước để giám sát việc đánh giá;

+ Có tiến hành một quy trình tự đánh giá với sản phẩm là một báo cáo tự đánh giá;

+ Có một cuộc khảo sát tại chỗ của các đồng nghiệp từ bên ngoài;

+ Có việc chuẩn bị và công bố một báo cáo về kết quả đánh giá.

- Về cấp độ đánh giá, thông thường có sự đánh giá tổng quát về một đơn vị (Khoa,

Trường, Viện Đại học), hoặc đánh giá tỉ mỉ một ngành học, một môn học.

- Về mức độ kết luận, có thể là khẳng định hoặc phủ định, cũng óc thể là xếp hạng

tổng quát hay tỉ mỉ, hoặc chỉ là những khuyến cáo.

- Về các hoạt động mà hệ thống đảm bảo chất lượng cần triển khai:

+ Xây dựng tiêu chí, quy trình và các tài liệu hướng dẫn và công cụ để đánh giá chất

lượng đại học;

+ Thực hiện việc theo dõi đảm bảo chất lượng và các hoạt động tự đánh giá bên trong

các trường đại học, nộp báo cáo tự đánh giá;

+ Tổ chức các đợt đánh giá từ bên ngoài về chất lượng khái quát của từng trường đại

học hoặc từng ngành đào tạo, công bố báo cáo đánh giá;

+ Phổ biến các điển hình tốt về đảm bảo chất lượng đại học, về phương pháp giảng

dạy, phương pháp thi cử.

- Khi đánh giá một ngành học, những mặt quan trọng cần đánh giá thường xuyên bao

gồm:

+ Thiết kế chương trình, nội dung và tổ chức đào tạo;

+ Giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập;

+ Sự tiến bộ và thành quả học tập của sinh viên;

+ Sự hỗ trợ và hướng dẫn cho sinh viên;

+ Các nguồn lực cho học tập;

+ Nghiên cứu khoa học và các hoạt động tác động đến học tập;

+ Hệ thống theo dõi việc đảm bảo và tăng cường chất lượng.

- Để khuyến khích các hoạt động đảm bảo chất lượng trong các trường đại học, Nhà

nước cần xây dựng một chính sách cấp phát tài chính thích hợp.