CÂU 18. TẠI SAO NHÀ NƯỚC CÓ VỊ TRÍ, VAI TRÒ ĐẶC BIỆT TRONG HỆ THỐNG CH...

2. Phân loại các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay

Bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay bao gồm một hệ thống cơ quan và có thể

phân loại theo nhiều cách khác nhau.

Căn cứ vào cấu trúc hành chính lãnh thổ và phạm vi thẩm quyền thì có thể chia bộ

máy Nhà nước ta thành hai loại cơ quan là các cơ quan nhà nước ở trung ương (Quốc hội,

Chính phủ…) và các cơ quan nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân

dân…).

Căn cứ vào chức năng, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, có thể chia bộ máy

Nhà nước ta thành các loại cơ quan sau:

- Các cơ quan quyền lực nhà nước (còn được gọi là các cơ quan đại biểu, đại diện

hoặc dân cử), bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đây là những cơ quan

đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do cử tri cả nước hoặc

từng địa phương trực tiếp bầu ra thông qua tổng tuyển cử với nguyên tắc phổ thông đầu

phiếu. Các cơ quan này có thể bầu ra, kiểm tra và giám sát hoạt động của một số cơ quan

nhà nước khác.

- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, đại diện chính thức cho Nhà nước

trong các quan hệ đối nội, đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại

biểu Quốc hội và có thể bị Quốc hội bãi miễn.

- Các cơ quan quản lý nhà nước (còn được gọi là các cơ quan chấp hành và hành

chính nhà nước), bao gồm Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Đây là những cơ quan

có chức năng trực tiếp quản lý các lĩnh vực hoạt động cơ bản của đời sống. Chính phủ do

Quốc hội bầu ra, Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra nên phải chịu

trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, Hội đồng nhân dân, chịu sự kiểm tra,

giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Pháp luật đại cương - Bài 1 Trang 8

- Các cơ quan Tòa án: bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân các địa

phương và Tòa án quân sự các cấp. Đây là những cơ quan có chức năng xét xử tất cả các

vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và các vụ tranh

chấp khác xảy ra trong xã hội. Hệ thống các cơ quan này được tổ chức và hoạt động theo

quy định của pháp luật.

- Các cơ quan kiểm sát, bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát

nhân dân các địa phương và Viện kiểm sát quân sự các cấp, là những cơ quan có chức

năng thực hành quyền công tố nhà nước và kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật

trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Hệ thống các cơ quan này

cũng được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.

V. NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY

Hệ thống chính trị của một quốc gia gồm nhiều tổ chức và giữa các tổ chức đó có

mối quan hệ mật thiết với nhau. Ở nước ta, hệ thống chính trị gồm Đảng, Nhà nước, Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội được thành lập và

hoạt động hợp pháp.

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước có vị trí, vai trò rất quan trọng. Xét về

vị trí thì Nhà nước ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị, là nơi hội tụ của đời sống

chính trị - xã hội. Nhà nước có quan hệ với tất cả các tổ chức khác trong hệ thống chính

trị. Các tổ chức khác trong hệ thống chính trị giữ vai trò hỗ trợ Nhà nước trong việc thực

hiện các chức năng quản lý xã hội. Xét về vai trò thì Nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan

trọng mang tính quyết định trong hệ thống chính trị. Nhà nước quyết định sự ra đời, tồn

tại, phát triển của hệ thống chính trị; quyết định bản chất, đặc trưng, vai trò của hệ thống

chính trị. Nhà nước chi phối tất cả các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, cho phép

thành lập hoặc xóa bỏ một thành tố nào đó trong hệ thống chính trị. Nhà nước điều hoà

các mối quan hệ giữa các lực lượng chính trị trong xã hội.

Nhà nước có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị là vì:

- Nhà nước là tổ chức có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất. Thành

viên của nhà nước là mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội nên có tác động bao trùm lên

Pháp luật đại cương - Bài 1 Trang 9

toàn xã hội, tới mọi tổ chức và cá nhân, mọi miền lãnh thổ và mọi lĩnh vực của đời sống,

từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, giáo dục…

- Nhà nước có một hệ thống cơ quan đại diện từ trung ương tới địa phương là Quốc

hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Trong các cơ quan đó có bộ phận hoạt động thường

xuyên là Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân luôn sẵn sàng

đáp ứng tốt nhất việc thực hiện quyền lực của nhân dân.

Nhà nước là tổ chức có sức mạnh lớn nhất trong hệ thống chính trị bảo đảm cho

việc thực hiện quyền lực nhân dân, bởi vì:

- Nhà nước có một hệ thống cơ quan quản lý và cưỡng chế từ trung ương tới địa

phương, gồm Chính phủ, Ủy ban nhân dân, Quân đội, Cảnh sát, Tòa án… bảo đảm cho

việc thực hiện quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền lực của nhân dân.

- Nhà nước có hệ thống pháp luật là công cụ hữu hiệu để quản lý và duy trì trật tự

xã hội, đảm bảo lợi ích của tất cả cá nhân, tổ chức trong xã hội.

- Nhà nước đại diện chính thức cho toàn xã hội thực hiện chủ quyền quốc gia nên có

đủ khả năng huy động mọi tiềm lực trong nước, mọi sự trợ giúp và hợp tác quốc tế vào

công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, để có thể đáp ứng tốt nhất cho việc thực hiện

quyền lực nhân dân.

- Nhà nước có quyền phát hành tiền, quyền thu thuế và là chủ sở hữu toàn bộ tài

nguyên thiên nhiên nên Nhà nước có sức mạnh vật chất to lớn, không chỉ đảm bảo cho

các hoạt động của Nhà nước và của xã hội mà còn hỗ trợ phần lớn kinh phí hoạt động cho

các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.

CÂU HỎI ÔN TẬP