PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH. TỪ ĐÓ RÚT RA NHỮNG KẾT LUẬN CẦN THIẾTTRO...

3, Tính tích cực của nhân cách

 Nhân cách là sản phẩm của xã hội, nó vừa là khách thể vừa là chủ thể

của các mối quan hệ xã hội nên nhân cách mang tính tích cực.

VD: Về việc sinh viên Học Viện Hành Chính tham gia vào các phong

trào Đoàn, Hội… thì nhân cách của mỗi sinh viên vừa chịu tác động đồng

thời tác động tới những nhân cách khác cùng tham gia.

 Giúp con người ý thức được đồng thời biến đổi, cải tạo được thế giới

xung quanh cũng như cải tạo bản thân mình.

VD: Khi sinh viên tham gia vào các hoạt động Đoàn, Hội … thì họ vừa

cải tạo được bản thân bằng cách học hỏi , tiếp thu…những điểm tốt từ nhiều

nhân càch khác nhau, đồng thời vừa cải tạo được thế giới – đó là mọi người

cũng học hỏi tiếp thu…những điểm tốt từ mình.

 Thể hiện được giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt

cách làm người của cá nhân.

VD: thông qua quá trình hoạt động như vậy thì nhân cách của mỗi sinh

viên sẽ được bộc lộ và người khác sẽ đánh giá được mình là người như thế

nào. Đồng thời qua đó mỗi người đều có thể phát triển thêm nhiều mối quan

hệ xã hội.

 Tính tích cực của nhân cách cũng được biểu hiện rõ trong quá trình thoả

mãn nhu cầu của nó.

VD: Khi tham gia vào các hoạt động của Đoàn,Hội thì mỗi sinh viên

có một nhu cầu như để thể hiên tài năng của bản thân hay để học hỏi thêm

kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng cho bản thân,cộng điểm rèn luyện… nên môĩ

cá nhân đều tích cực trong quá trình tham gia.

Kết luận:

• Cần tích cực tham gia vào các hoạt động

• Tổ chức nhiều hoạt động và tạo điều kiện để mọi người tham gia vào

các hoạt động.

• Biết phát huy những điểm tích cực và hạn chế những điểm tiêu cực

khi tham gia vào các hoạt động.