CÂU 2. (5,0 ĐIỂM)TRONG BÓNG TỐI, MỊ ĐỨNG IM LẶNG,NHƯ KHÔNG BIẾT MÌNH Đ...

3.2.2.Cảm nhận vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật về nhân vật Mị trong

đoạn trích:

a.Về nội dung:

– Sơ lược về cảnh ngộ của Mị trước khi bị trói trong đêm tình mùa

xuân:

+ Mị là một cô gái trẻ đẹp, yêu đời, chăm chỉ lao động, nhà nghèo

và rất hiếu thảo;

+ Do món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị phải làm dâu gạt nợ cho

thống lí Pá Tra, sống cuộc đời trâu ngựa khổ đau;

+ Nhưng tận đáy sâu tâm hồn câm lặng ấy vẫn le lói tia lửa sống,

chỉ chờ dịp là bùng lên mạnh mẽ. Dịp ấy đã đến trong

đêm tình mùa

xuân

phơi phới mà tiếng sáo gọi bạn đầu làng đã làm xao động lòng

người phụ nữ trẻ;

+ Khi mùa xuân về, như quy luật vạn vật hồi sinh, sức trẻ trong

Mị bừng trỗi dậy. Mị khêu đèn lên cho bừng sáng căn buồng của mình,

lén lấy hũ rượu uống ực từng bát. Mị bổi hổi nghe tiếng sáo. Mị vẫn

còn trẻ. Mị muốn đi chơi.

+Trông thấy Mị, A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay

Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói Mị đứng vào cột nhà. Tóc Mị

xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không

nghiêng đầu được nữa…

– Diễn tả tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tối khi bị A Sử

trói, không cho đi chơi xuân:

+ “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói.

Hơi rượi còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những

cuộc chơi, những đám chơi...”:

Mị như quên hẳn mình đang bị trói,

quên những đau đớn về thể xác, Mị vẫn thả hồn theo những cuộc chơi,

những tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết, tiếng sáo không chỉ vang vọng

trong không gian mà còn tồn tại trong chính tâm hồn Mị. Ngay cả khi

cô bị trói đứng thì âm thanh của tiếng sáo như ma lực làm bùng cháy

trong Mị niềm khao khát yêu, khao khát sống.

+“Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được”:

Tiếng sáo

của những đôi lứa yêu nhau và của cả những người lỡ duyên đã có sự

tác động lớn lao tới tâm hồn Mị. Nó thôi thúc Mị, khiến Mị vùng bước

đi, quên thực tại đau khổ trước mắt. Chi tiết Mị “vùng bước đi” đã

minh chứng được sức sống mãnh liệt trong tâm hồn Mị. Tâm hồn ấy

đang đến với tự do, đang tràn trề nỗi yêu đương của tuổi trẻ. Nhưng

cũng chính lúc này, khi “vùng bước đi” theo tiếng sáo, sợi dây trói thắt

vào “tay chân đau không cựa được”, Mị mới trở lại với hiện thực phũ

phàng, nghiệt ngã. Lòng Mị đau đớn, thổn thức nghĩ mình không bằng

con ngựa.

+Tiếng sáo tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc đột ngột biến

mất, “Mị không nghe thấy tiếng sáo nữa”. “Chỉ còn nghe tiếng chân

ngựa”, tiếng chân ngựa đạp vào vách, nhai cỏ, gãi chân là những âm

thanh của thực tại, đưa Mị trở lại với sự liên tưởng đau đớn bởi kiếp

sống “không bằng con ngựa” của mình. Sau bao nhiêu năm tháng, Mị

đã tỉnh táo nhận ra thân phận trâu ngựa của mình, đã thổn thức khi thấy

mình “không bằng con ngựa” nhà thống lí. Hình ảnh so sánh con người

với con vật cứ day dứt, trở đi trở lại trong tác phẩm. Khi về làm vợ A

Sử chắc chắn nhiều lần Mị đã bị hắn đánh đập, hành hạ. Nhưng có lẽ

đây là lần đầu tiên Mị thổn thức nghĩ không bằng con ngựa. Bởi những

lần trước Mị nghĩ mình cũng là con trâu, con ngựa thì đó là ý nghĩ của

con người cam chịu, quen khổ. Còn giờ đây, nó là cái thổn thức của

tâm hồn bị vùi dập.

+Dù đã trở lại với thực tại tàn nhẫn, suốt đêm mùa xuân ấy, quá khứ

vẫn “nồng nàn tha thiết” trong nỗi nhớ của Mị với “hơi rượu toả, tiếng

sáo dập dờn, tiếng chó sủa xa xa...” Đêm khuya là lúc trai đến bên vách

làm hiệu rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi

hồi.

+Mị phải sống trong sự giằng xé giữa khao khát cháy bỏng, hiện tại tàn

nhẫn. Tâm trạng Mị đồng hiện giữa quá khứ, hiện tại, chập chờn giữa

tỉnh và mê. Trong đêm tình mùa xuân này, Mị đã thức tỉnh để nhận ra

những bất hạnh, những cay đắng trong thân phận trâu ngựa của mình.

Khi nhận ra thì cảm nhận về sự khổ ải sẽ càng thấm thìa. Từ nay, có lẽ

Mị sẽ không thể yên ổn với những suy nghĩ buông xuôi, cam chịu của

mình. Khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc, khát vọng tuổi trẻ đã

hồi sinh nhưng cũng đã bị vùi dập. Và nó đang chờ ngọn gió để thổi

bùng lên.

+ Mị bàng hoàng tỉnh... Không một tiếng động. Mị thương những

người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan. Cô Mị của ngày xưa - một

người sống như đang chết, sống trong cảm giác chờ đợi sự giải thoát từ

cái chết, giờ đây lại biết xót thương cho người khác, biết sợ hãi trước

cái chết.

+ Mị thấy sợ khi nhớ tới từng có người đàn bà cũng bị đánh, bị trói đã

chết đứng chính căn buồng này. “Mị sợ quá, Mị cựa quậy” như để

chứng minh mình vẫn còn sống. Mị sợ chết vì ám ảnh bởi bóng ma của

thần quyền. Mị sợ chết cũng chứng tỏ Mị khao khát sống. Chết lúc này

là chết oan uổng. Chính tiếng sáo, tiếng gọi tình yêu đã giúp Mị nhận ra

sự sống đáng quý: phải sống để được yêu, được đón nhận hạnh phúc

tuổi trẻ…

Một khi biết sợ chết thì người ta càng thêm yêu cuộc sống.

Mị cũng vậy.

+Đánh giá: Như vậy rõ ràng là cường quyền và thần quyền tàn bạo

không thể dập tắt nổi khát vọng hạnh phúc, tình yêu nơi Mị. Cuộc nổi

loạn tuy không thành công nhưng nó đã cho người đọc thấy sức sống

mãnh liệt tiềm tàng trong những người nông dân tưởng chừng như nhỏ

bé, khốn khổ nhất.

b. Về nghệ thuật:

-Bút pháp miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế

-Cách dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên

-Giọng trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của

nhân vật tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc.

-Ngôn ngữ kể chuyện tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi.