(5,0 ĐIỂM) “…NGÀY TẾT, MỊ CŨNG UỐNG RƯỢU. MỊ LÉN LẤY HŨ R...

Câu 2. (5,0 điểm) “…Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịmmặt đấy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước, tai văngvẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mị uống rượubên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêungười mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ mộtmình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy. Nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ vàobuồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi hết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cửasổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Từ nay Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui nhưnhững đêm Tết ngày trước. Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người cóchồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở vớinhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lạinữa. Nhớ lại, chì thấy nước mặt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường."Anh ném pao, em không bắtEm không yêu, quả pao rơi rồi..."Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm vòng bạc vàocổ rồi bịt cái khăn trằng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn đương rình bắtnhiều người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ông mỡ, sắn một miếng, bỏ thêm voà đĩađèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mịquấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử sắp bước ra, bỗng quay lại,lấy làm lạ. A Sử nhìn quanh thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:Mày muốn đi chơi à?Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói tay Mị.Nó xách cả một thúng sợi đay ra trới đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống. A Sử quấn luôntóc lên cột. Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong. A Sử thắt cái thắt lưngxanh ra ngoài áo rồi phẩy tay tắt đèn, đi ra khép cửa buồng lại.Trong bóng tối, Mị đứng im như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mịvẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Emnghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãichân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này, lúc trai đang đến gò vách làm hiệu, rủ người yêudỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.Cả đêm Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lạitràn trề tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sửa xa xa. Mị lúc mê, lúc tình. Chotới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.”(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) Phân tích hành động và diễn biến tâm trạng của Mị qua thể hiện qua đoạn trích trên. Từ đó,nhận xét hình ảnh người nông dân miền núi phía Bắc vào thời điểm trước cách mạng thángTám.HẾTÔN TẬP VỢ NHẶT Kim LânI. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổbiến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. (...) Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình... ”.(Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Nguyễn An Ninh, Ngữ văn 11,tập hai, NXB Giáo dục, 2012, tr.90)