VIẾT ĐOẠN VĂN (KHOẢNG 5 - 7 DÒNG) TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA ANH/CH...
Câu 4.
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của tính kỉ
luật trong cuộc sống.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích sau (trích trong tác phẩm Vợ
chồng A Phủ của Tô Hoài).
“… Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa đã gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho.
Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa (...) Hồng Ngài năm
ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. Nhưng trong các làng
Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Đám trẻ
bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi thẩm thầm bài hát của người
đang thổi (…). Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi
say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về
ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. (…). Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng
Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi
Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ
trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm
Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.(…) Nếu có nắm lá ngón trong tay
lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa (...) Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ,
xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho thêm sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị
muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách.
(...) A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói
đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi,
không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử
tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.”
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2,
NXB Giáo Dục Việt Nam, 2016, Tr. 06,07,08)