NÉT ĐẶC SẮC TRONG CẢM NHẬN CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM VỀ ĐẤT NƯỚC

2. Nét đặc sắc trong cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về đất nước: a. Quan niệm về đất nước là những gì gần gũi, thân thuộc nhất: - Đất nước là sự thống nhất của các mối quan hệ: cá nhân với cá nhân (Khi hai đứa cầm tay),cá nhân với cộng đồng(Khi chúng ta cầm tay mọi người),thế hệ này với thế hệ khác (Mai này con ta lớn lên/ Con sẽ mang Đất Nước đi xa…). - Khi đất nước có được sự thống nhất của các mối quan hệ trên thì đất nướchài hòa nồng thắm,vẹn tròn, to lớn, Đến những tháng ngày mơ mộng… b. Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước: - Từ cảm nhận sâu sắc, mới mẻ về đất nước, tác giả nhắn nhủ với thế hệ trẻ Đất Nước làmáu xương- nghĩa là máu thịt, là một phần sự sống của mình. Vì thế,thế hệ trẻ phải biết gắn bó, san sẻ, phải có trách nhiệm với đất nước. Đồng thời, phải biết hóa thân bằng hành động sẵn sàng hi sinh cho đất nước. Có như thế, đất nước mới bền vững muôn đời. - Đoạn thơ có những câu mang sắc thái mệnh lệnh với sự lặp lại cụm từ phải biết, nhưngđâylàmệnhlệnhcủatráitim,củatìnhcảm gắn bó thiết tha với đất nước. Từ Đất Nước được viết hoa, lặp lại sáu lần là bản thông điệp về trách nhiệm và lòng tự hào của tuổi trẻ đối với đất nước. Đánh giá chung: - Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong những gì bình dị, gần gũi, thân thiết đối với mỗi con người. - Đất nước là sự hài hòa trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Sự sống mỗi cá nhân không phải chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của đất nước, bởi mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân. - Đánh thức được ở thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm với đất nước. Tuy là đoạn thơ chính luận nhưng không cảm thấy là những lời “giáo huấn” mà chỉ như một lời tự nhủ, tự dặn mình, chân thành, tha thiết. - Sử dụng những từ ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng mà vẫn giàu sức gợi; thể thơ tự do, biến đổi linh hoạt về nhịp điệu; có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình.