MỘT LẦN DO ĐỒNG NGHIỆP CỦA BẠN BỊ ỐM PHẢI NGHỈ DẠY, BẠN ĐƯỢCPHÂN CÔNG...

3. Giải thích cho các em hiểu mỗi người có một phương pháp dạy riêng, khôngnên phê phán cô A. dạy không hay.Đây là một tình huống rất thường gặp và quả là khó xử đối với giáo viên. Vàomột lớp lạ dạy thay một đồng nghiệp của mình, đa số các thầy cô đều rất ngạivì có thể phương pháp của mình không giống với thầy cô đang dạy các emkhiến các em không quen nên khó tiếp thu bài. Khi kết thúc bài giảng, các thầy(cô) thường hỏi: “Thầy (cô) dạy thế nào, các em có hiểu bài không?”. Nhưngđến khi nhận được câu trả lời thì chính thầy cô lại bị rơi vào tình huống khó xử.Câu trả lời rất hồn nhiên của học sinh: “Thầy dạy hay lắm ạ” có thể chỉ là mộtlời “xã giao” với thầy giáo mới, nhưng cũng có thể là một lời nói thật. Với câunói “vô hại” này bạn có thể mỉm cười và cám ơn các em đã nhận xét tốt vềcách dạy của thầy. Nghề thầy giáo còn gì hạnh phúc hơn khi nghe học sinh củamình nói như vậy.Nếu chỉ dừng lại ở đó thì thật tuyệt vời và chẳng có gì đáng bàn. Nhưng khihọc sinh có sự so sánh và ngỏ ý chê bai cô giáo của mình dạy không hay: “CôA. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả” thì vấn đề lại không còn đơn giản nữa.Người ta vẫn nói “Bụt chùa nhà không thiêng” là vì thế. Chưa chắc bạn đã dạyhay hơn cô giáo A như các em nói, mà có thể vì các em đã quen với cô nêncảm thấy cách dạy của cô không còn thú vị. Còn bạn, mới tiếp xúc gặp gỡ cácem, nên vì mới lạ nên các em thấy bạn dạy hay hơn cô A. Điều đó có thể lắmchứ!Nhưng dù đó là một lời khen thật lòng và nhận xét đúng đi nữa bạn cũng khôngnên mỉm cười mà không nói gì. Vì như vậy rất dễ khiến các em hiểu rằng bạnđồng tình với phê phán đó của các em thì thật là tệ hại, và mối quan hệ tốt đẹpgiữa bạn và người đồng nghiệp đó rất có thể sẽ bị ảnh hưởng.Bạn cũng không nên phê bình các em. Rõ ràng bạn đã hỏi để biết được nhậnxét của các em về bài giảng của bạn và các em cũng đã trả lời theo đúng nhữnggì chúng nghĩ. Các em hoàn toàn có quyền được phát biểu những ý kiến chínhđáng của mình một cách bình đẳng, dân chủ. Bạn cũng cần phải hiểu rằng đãđến lúc phải thay đổi quan điểm cho rằng chỉ có thầy cô mới có quyền nhận xét,phê bình học sinh, còn các em chỉ biết răm rắp nghe theo chứ không được phépđưa ra ý kiến của mình. Lối tư duy đó sẽ tạo cho học sinh tâm lý ỉ lại, thiếu chủđộng và bạn cũng sẽ không bao giờ biết được hiệu quả thực sự cách dạy củamình.Vậy chọn cách xử lý 3 là tối ưu. Trước hết, bạn nên mỉm cười cám ơn các emđã chú ý lắng nghe bài giảng và dành tình cảm cho thầy. Điều đó làm thầy rấthài lòng. Sau đó bạn nhẹ nhàng giải thích cho các em hiểu mỗi thầy cô giáo đềucó một phương pháp dạy riêng nhưng đều có chung một mục đích là giúp cácem hiểu bài, nắm vững được kiến thức. Chính vì vậy các em không nên so sánhđể rồi khen người này, chê bai người kia. Bạn có thể nói: “Các em ạ, các em rấtmay mắn là đã được học cô A, đó là một cô giáo có kinh nghiệm, có trình độchuyên môn cao, đã đào tạo được nhiều học sinh giỏi, được học sinh nhiều thếhệ yêu quý, ngợi ca. Có thể là các em chưa quen với phương pháp dạy học củacô nên các em cảm thấy khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng. Cách tốt nhất làcác em nên trao đổi thẳng thắn với cô để cô trò có thể hiểu nhau. Thầy tin rằng,với một giáo viên luôn có tinh thần trách nhiệm cao như cô A, cô sẽ sẵn sàngđiều chỉnh phương pháp dạy để các em dễ hiểu hơn. Và theo thầy các em nênchăm chú nghe cô giảng và có thể điều chỉnh cách học của mình để làm sao đạtđược kết quả cao nhất”.Với những lời lẽ thấu tình, đạt lý ấy, chắc chắn bạn sẽ được các em yêu quý,tôn trọng không chỉ vì bạn dạy hay mà chủ yếu là vì sự tôn trọng học sinh vàđồng nghiệp của bạn.