2 TÍNH DÂN TỘC TRONG HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT - THỂ THƠ

2.2 Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật - Thể thơ: Tố Hữu đã sử dụng thể thơ truyền thống: lục bát. Ông đã sử dụng rất nhuần nhuyễn, thuầnthục thể thơ này. Không chỉ áp dụng thành thục mà Tố Hữu còn có những biến đổi, sáng tạosao cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ. - Kết cấu: Kết cấu theo lối đối đáp. Đây là lối kết cấu phổ biến trong ca dao giao duyên của đôi nam nữ.Đây là kết cấu mang đậm tính dân tộc, thể hiện được những tình cảm cảm xúc, điệu tâm hồncủa con người Việt Nam. - Hình ảnh: Tố Hữu có tài sử dụng hình ảnh dân tộc một cách tự nhiên và sáng tạo trong bàithơ: + Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn. + Hình ảnh áo chàm. - Ngôn ngữ và các biệp pháp tu từ : + Tính dân tộc được thể hiện rõ nhất trong cặp đại từ nhân xưng'' ta - mình, mình - ta'' quấnquýt với nhau và đại từ phiếm chỉ ''ai''. Đây là một sáng tạo độc đáo và cũng là một thànhcông trong ngôn ngữ thơ ca của Tố Hữu. Các biện pháp tu tù quen thuộc: sử dụng từ láy, điệptừ, so sánh, nhân hoá, hoán dụ,… - Nhạc điệu: Trong bài thơ là nhạc điệu dân tộc từ thể thơ lục bát: nhịp nhàng tha thiết, ngọtngào, sâu lắng nhưng biến hóa, sáng tạo, không đơn điệu. * Kết luận: Tất cả những biểu hiện trên về hình thức đều tập trung thể hiện tình cảm quân dânthiết tha, gắn bó… III. Kết bài: Giọng thơ tâm tình ngọt ngào và nghệ thuật tiêu biểu giàu tính dân tộc của Tố Hữu đã gópphần quan trọng vào thành công của bài thơ Việt Bắc làm cho nó nhanh chóng đến với người đọc và sống lâu bềntrong lòng độc giả.