VẬN DỤNG CAO “NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TRONG THƠ TỐ HỮU MANG TÍNH DÂN TỘC...

Câu 2: Vận dụng cao “Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà” (SGK Ngữ văn 12, NXB Giáo dục) Anh/chị hãy phân tích hai đoạn trích thơ sau để làm sáng tỏ điều đó. Đoạn 1: - Mình đi, có nhớ những ngàyMưa nguồn suối lũ, những mây cùng mùMình về, có nhớ chiến khuMiếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?Mình về, rừng núi nhớ aiTram bùi để rụng, măng mai để giàMình đi, có nhớ những nhàHắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.Đoạn 2: Nhớ gì như nhớ người yêuTrăng lên đầu núi, nắng chiều lung nươngNhớ từng bản khói cùng sươngSớm khuya bếp lửa, người thương đi vềNhớ từng rừng nứa bờ treNgòi Thia, song Đáy, suối Lê vơi đầyTa đi ta nhớ những ngàyMình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi(Trích Việt Bắc, Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục)HƯỚNG DẪN LÀM BÀICâu Nội dungĐọc hiểu 1. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Cách giải: Nội dung: lập chí ở mỗi con người 2. Con người cần có chí lớn vì: - Giúp ta vượt qua mọi khó khăn thức thức, chi lớn khiến người ta không dễ dàng thỏa mãn,không kiêu căng tự phụ, không tự thỏa mãn trước thành công. - Chí lớn giúp người ta đón nhận thất bại và thành công đúng đắn nhất. 3. Phương pháp: phân tích, tổng hợp - Chí lớn giúp người ta đón nhận thành công mà không kiêu căng, tự phụ, thành công khôngkhiến người đó dừng bước mà càng nỗ lực cố gắng để vươn cao hơn. - Chí lớn giúp người ta đón nhận thất bại không nản lòng, thất vọng. Mà từ đó rút ra nhữngbài học, kinh nghiệm cho lần kế tiếp. 4. Học sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình một phần, có lí giải hợp lý. Gợi ý: - Đồng ý. - Vì: + Con người có ý chí lớn lao và dám nỗ lực theo đuổi nó để đạt được thành công thì cũng sẽtrở thành con người lớn lao, là tấm gương để người khác học tập, không ngừng cố gắng. + Bất cứ mục tiêu nào dù nhỏ bé hay lớn lao, dù đơn giản hay phức tạp nếu không kiên trì,không cố gắng thì sẽ không bao giờ đạt được, thành công được. Làm văn1 Phương pháp: phân tích, tổng hợp 1. Giới thiệu vấn đề: sự cần thiết phải lập chí của thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh cuối cấp 2. Giải thích - Lập chí: xác định mục tiêu phương hướng của bản thân để có đường hướng rõ ràng cho conđường phấn đấu tương lai. => Việc lập chí càng trở nên cần thiết hơn với thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh cuối cấp 3. Bàn luận vấn đề - Ý nghĩa của việc lập chí: + Có mục tiêu rõ ràng, có phương hướng đúng đắn để hành động + Có ý chí vững vàng, độc lập, không sợ khó khăn, gian khổ vươn tới mục tiêu mình đề ra. - Các bạn học sinh cuối cấp không chỉ đối mặt với kì thi căng thẳng mà còn đối mặt với việclựa chọn trường học, ngành học, cũng chính là công việc tương lai của các bạn. Bởi vậy,ngay từ lúc đó chúng ta đã phải xác định được chí hướng, mục tiêu của bản thân để đưa ranhững lựa chọn sáng suốt đúng đắn, vừa phù hợp với năng lực, vừa thích hợp với sở thíchcủa bản thân. - Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân 2 Phương pháp: phân tích, tổng hợp • Giới thiệu tác giả, tác phẩm -Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Các chặngđường thơ của ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầygian khổ hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc, đồng thời cũng lànhững chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhàthơ. - Tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954) là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chốngPháp và những con người kháng chiến. • Giải thích khái niệm- Tính dân tộc được hiểu là một đặc tính nhưng đồng thời cũng là thước đo giá trị của một tácphẩm văn học. Những tác phẩm văn chương lớn từ trước cho đến nay. Mà những tác phẩmvừa mang tính nhân loại, vừa mang tính dân tộc sâu sắc. - Trong văn học, tính dân tộc được thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Về nộidung, một tác phẩm mang tính dân tộc phải thể hiện được những vấn đề nóng bỏng liên quanđến vận mệnh dân tộc, thể hiện được khát vọng, tình cảm và ý chí của một dân tộc. Về hìnhthức, tác phẩm đó tiếp thu một cách sáng tạo tinh hoa văn hóa của dân tộc. Nếu hiểu như thếthì thơ Tố Hữu mang phong cách nghệ thuật “đậm đà bản sắc dân tộc”. • Phân tích hai đoạn thơ 1. Đoạn 1: Mỗi cặp lục bát lại khơi gợi một kỷ niệm về những tháng ngày sâu nặng nghĩa tình của ViệtBắc. * Những câu sáu là những câu hỏi đồng dạng “mình đi (về), có (còn) nhớ…?” để khơi gợinỗi nhớ của người về xuôi. Điệp từ “nhớ” trở thành một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết nối, là sợinhớ, sợi thương về những kỉ niệm kháng chiến. * Những câu tám tiếp nối để gợi nhắc lại những mốc thời gian đầu tiên trong mười lăm nămgắn bó [từ khởi nghĩa Bắc Sơn 194O, 1941 căn cứ địa V B ra đời đến KC chống Pháp thắnglợi 1954]. - Bằng việc sử dụng triệt để nghệ thuật đối, người Việt Bắc đã gợi nhớ: + những tháng ngày gian khổ “mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù” + con người Việt Bắc nghèo khổ nhưng chung thủy, tình nghĩa, đồng cam cộng khổ cùngkháng chiến “miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”, “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”:- Đồng thời người Việt Bắc cũng thể hiện tình cảm nhớ thương của mình qua hình ảnh nhânhóa và hoán dụ sống động, với cách nói đậm chất miền núi: Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già - Đặc biệt gây ấn tượng là câu hỏi cuối cùng thâm thúy và hàm súc, gói ghém rất nhiều ýnghĩa: Mình đi, mình có nhớ mình? Chữ mình thứ ba là cách nói gần gũi, âu yếm khi mình vàta đã hòa quyện làm một “mình với ta tuy hai mà một- ta với mình tuy một mà hai” trong tìnhcảm gắn bó sâu đậm. 2. Đoạn 2: Đoạn thơ thể hiện chất tình ca trong đoạn trích thứ nhất - Tình cảm lưu luyến nhớ nhung củacán bộ kháng chiến dành cho đồng bào Việt Bắc trong giây phút chia xa - Câu thơ thứ nhất cũng là câu trả lời cho câu hỏi “nỗi nhớ như thế nào?”. Hình ảnh so sánh“như nhớ người yêu” đã diễn tả cụ thể và sinh động nỗi nhớ của người ra đi, của cán bộkháng chiến. - Những dòng thơ còn lại đi vào tái hiện những đối tượng của nỗi nhớ nhung. Nhà thơ đã gợinhắc những hình ảnh đầy thi vị để gợi nhớ những vẻ đẹp nên thơ rất riêng của miền rừng núi:+ Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương là những vẻ đẹp đến nao lòng. Vầng trăng vàánh nắng là những hình ảnh vốn rất quen thuộc trong cuộc sống thường nhật. Nhưng nhữngchủ thể ấy lại được đặt vào một bối cảnh không gian hoàn toàn mới mẻ: đầu núi, lưngnương, trở nên đẹp kì diệu, gây ấn tượng sâu đậm với người đọc. + Nỗi nhớ còn hiện hình trong những bản làng, những mái nhà thấp thoáng trong những lànkhói sương hư ảo ”nhớ từng bản khói cùng sương”. Cận cảnh trong những bản làng, nhữngmái nhà ấy là hình ảnh của ai đó đang thao thức bên bếp lửa để chờ đợi người thương... + Nỗi nhớ còn hướng về những ”rừng nứa bờ tre” trải dài khắp không gian Việt Bắc vừamộc mạc giản dị vừa bát ngát sức sống, như mang bóng dáng của những con người nơi đầy + Những địa danh ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê không chỉ trải dài trên bản đồ địa lí của ViệtBắc; không chỉ được khắc ghi trong lịch sử Cách mạng- là nơi đã diễn ra nhiều chiến côngoanh liệt; mà còn ghi dấu bao kỉ niệm của người ra đi. Cho nên cái “vơi đầy” kia không chỉlà hình ảnh của dòng nước mà còn là sự ăm ắp của tình nghĩa một thời • Tính dân tộc được thể hiện trong hai đoạn thơ: -Nội dung: Thể hiện tình cảm quân nhân như cá với nước, rộng ra đó là tình yêu quê hương,đất nước -Nghệ thuật: +Sử dụng thể thơ lục bát với âm điệu uyển chuyển, nhịp nhàng để bộc lộ tình cảm mặn nồng,tha thiết +Hình ảnh thơ bình dị, đời thường +Âm điệu tha thiết • Tổng kết