(5 ĐIỂM)YÊU CẦU CHUNG

Câu 2 (5 điểm)

Yêu cầu chung: 0,5 điểm

Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải

có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.

Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung: 4,5 điểm

ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ

- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Việt Bắc

- Dạng bài: phân tích

- Yêu cầu: học sinh chỉ ra tính dân tộc qua việc phân tích đoạn thơ

TIẾN TRÌNH LÀM BÀI

KIẾN THỨC

HỆ THỐNG Ý

PHÂN TÍCH CHI TIẾT

CHUNG

Khái quát vài

- Là nhà thơ trữ tình chính trị, nhà thơ của lí tưởng Cộng sản, hồn thơ

nét về tác giả -

Tố Hữu thường rất nhạy cảm trước những vấn đề thời sự của đất

tác phẩm

nước, của dân tộc. Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng

10/1954, khi Trung ương Đảng, Chính phủ, Bác Hồ rời chiến khu

Việt Bắc, từ biệt nhân dân Việt Bắc sau gần 15 năm gắn bó, về Hà

Nội tiếp tục lãnh đạo đất nước. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện có ý

0,5 điểm

nghĩa thời sự, chính trị, cho thấy với Tố Hữu, mọi sự kiện thời sự

chính trị đều có thể trở thành nguồn cảm hứng thực sự. Ý nghĩa thời

sự của bài thơ có thể sẽ qua mau nhưng tình cảm thủy chung với cách

mạng, gắn bó với nhân dân và chiến khu Việt Bắc, tình cảm ân tình

ân nghĩa với quá khứ thì sẽ còn mãi muôn đời.

Tính dân tộc của tác phẩm vàn học bao giờ cũng được bộc lộ trước

TRỌNG

Giải thích tính

hết ở việc tác phẩm ấy đề cập tới và thể hiện rõ tính cách của dàn tộc,

dân tộc

TÂM

đặc điểm linh hồn, cốt cách của dân tộc. Thứ hai là qua ngôn ngữ,

giọng điệu thể hiện được tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc.

Phân tích

Tính dân tộc thể hiện qua nội dung:

"Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm hôm bếp lửa người thương đi về”.

3,0 điểm

+ Phép so sánh độc đáo: “Nhớ gì như nhớ người yêu”. Nỗi nhớ

người yêu luôn là nỗi nhớ mãnh liệt, da diết, trong ca dao: "Nhớ ai bổi

hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than".

Nghĩa là bao

thổn thức, bao bâng khuâng, bồn chồn khi phải xa cách, đã khiến kẻ

yêu ngày đêm không ngủ được, trào dâng trong dạ bao nỗi niềm. Chỉ

mong “trời sáng ra đường gặp anh”. Ví nỗi nhớ Việt Bắc với nỗi

nhớ người yêu, người chiến sĩ đồng thời khẳng định tình cảm thuỷ

chung, con người tình nghĩa, truyền thống uống nước nhớ nguồn,

không bao giờ quên đi Việt Bắc ân tình.

+ Nỗi nhớ đã lan toả theo không gian: Trước hết là nhớ những không

gian của thiên nhiên cao rộng, hùng vĩ: Núi, nương đến không gian

sinh hoạt gần gũi: bản, bếp lửa. Nhắc đến những không gian này,

trong lòng người đọc trỗi dậy hình ảnh thân thuộc của dân tộc, những

không gian của đất nước, với bao yêu dấu. Và dù ở không gian nào,

chiến sĩ và Việt Bắc luôn bên nhau, từ lao động cho đến sinh hoạt,

chiến đấu.

+ Nỗi nhớ lan toả theo thời gian: Những từ gợi lên thời gian như

nắng chiều, trăng lên, sớm hôm, đã gợi lên chu kì của thời gian, thời

gian trong ngày, nhưng gợi ra bao năm tháng chiến sĩ Việt Bắc đã

cùng trải qua. Như vậy, tình cảm đã xây đắp vững bền qua một thời

gian dài, trở thành thói quen, trở thành một phần cuộc sống.

Nay chia xa, hẳn phải thấy hụt hẫng, nhớ nhung vô cùng.

+ Nỗi nhớ về những hình ảnh quen thuộc mà đầy thi vị: Đó là trăng,

bản khói cùng sương, hình ảnh người thương gợi lên bao vẻ đẹp của

cảnh và người nơi Việt Bắc. Cảnh nên thơ, người nghĩa tình. Nên,

người chiến sĩ sao không yêu, không nhớ cho được.

- Tính dân tộc thể hiện qua hình thức:

+ Kế thừa xuất sắc truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân

gian và thơ ca cổ điển khi sử dụng đặc biệt nhuần nhuyễn thể thơ lục

bát thuần túy dân tộc. Thể thơ này vốn có truyền thống trong ca dao,

dân ca của người Việt.

+ Tố Hữu sử dụng phổ biến và thành công những lối so sánh, các

phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã trở nên

quen thuộc với tâm hồn người Việt.

LIÊN HỆ

Bàn luận, đánh

- Qua những dòng thơ tinh tế, hồn thơ Tố Hữu đã tập trung thể hiện

giá

nhiều vẻ đẹp đặc trưng cho tâm hồn, cốt cách của dân tộc, của người

Việt.

0,75 điểm

- Được sáng tác nhân một sự kiện có ý nghĩa thời sự chính trị, nhưng

Việt Bắc vẫn là một bài thơ đậm đà tính dân tộc trong cả nội dung và

hình thức, đồng thời là một đỉnh cao nghệ thuật của thơ ca thời kỳ

kháng chiến chống Pháp.