PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH VIỆC CHỈ HIỂU KHÁCH HÀNG THÔI CHƯA...

BÀI 3 PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH Việc chỉ hiểu khách hàng thôi chưa đủ, các công ty còn phải hiểu rằng sự phát triển của công ty còn tuỳ thuộc vào việc vật lộn chia xẻ thị trường với các đối thủ cạnh tranh. Hiểu biết các đối thủ của mình là một điều quan trọng để hoạch định kế hoạch Mar có hiệu quả, nhưng điều công ty cần biết về đối thủ là gì? Họ cần biết 5 điều: Ai là đối thủ? Chiến lược của họ là gì? Mục tiêu của họ là gì? Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ? Phản ứng việc thông tin hỗ trợ công ty như thế nào để hình thành chiếc lược Marketing?. I. Xác định các đối thủ của công ty Chúng ta có thể phân biệt 4 mức độ đối thủ dựa trên quan niệm thay thế sản phẩm :  Đối thủ cùng đưa ra một sản phẩm tương tự và các dịch vụ cho cùng một khách hàng với mức giá tương tự  Đối thủ sản xuất cùng một sản phẩm hay các loại sản phẩm  Đối thủ cùng cung ứng một loại dịch vụ  Đối thủ cùng kiếm tiền của khách hàng. 1 Các loại cạnh tranh: - Độc quyền thuần tuý: chỉ có một công ty cung cấp một vài sản phẩm hay dịch vụ trong một số quốc gia hay khu vực, sự độc quyền này có thể là kết quả của một sắc lệnh quy định, một đăng ký nhãn hiệu, giấy phép, trình độ nền kinh tế hay các nhân tố khác. - Ít cạnh tranh thuần túy: gồm một ít công ty sản xuất chủ yếu các tiện nghi như nhau Ít cạnh tranh khác biệt: gồm một ít công ty sản xuất một số sản phẩm khác biệt– sự khác biệt có thể xảy ra theo chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, dịch vụ - Cạnh tranh độc quyền: gồm các đối thủ có thể cung ứng các khác biệt toàn bộ hay từng phần– Nhiều đối thủ tập trung vào các phân khúc thị trường để đáp ứng nhu cầu khách hàng tối đa và cho một giá ưu đãi. - Cạnh tranh thuần tuý : gồm nhiều đối thủ cung ứng cùng một sản phẩm, dịch vụ . Do không có sự khác biệt căn bản, các đối thủ có giá cả như nhau. 2. Quan niệm thị trƣờng cạnh tranh : Thay vì quan sát các công ty sản xuất cùng một sản phẩm, chúng ta có thể nhìn vào các công ty thỏa mãn cùng một nhu cầu khách hàng hay phục vụ cùng một nhóm khách hàng. Nói chung, quan niệm thị trường cạnh tranh mở tầm nhìn công ty đến một loạt các đối thủ hiển nhiên, rộng lớn hơn và kích thích việc hoạch định kế hoạch thị trường chiến lược lâu dài hơn 3. Xác định mục tiêu của đối thủ : Sự hiểu biết về các mục tiêu sẽ cho phép đưa ra các dự đoán về khả năng của đối thủ cạnh tranh về tài chính, mức độ phản ứng với bên ngoài, và các hành động của đối thủ cạnh tranh. Các mục tiêu của đối thủ cạnh tranh gồm

F a c e b o o k .c o m / h u fi e x a m

 Mục tiêu tài chính  Thái độ đối với sự mạo hiểm  Phong cách lãnh đạo  Những giá trị hoặc niềm tin kinh tế hay phi kinh tế  Mức độ nhất trí của các nhà quản lý về phương hướng tương lai  Cơ cấu tổ chức  Thành phần ban quản trị  Hệ thống kiểm tra và khuyến khích  Các giao ước ký kết  Hệ thống kế toán Việc xác định mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh giúp công ty tránh những bước đi chiến lược có thể gây ra những cuộc chiến tranh một mất một còn do đã đe dọa đến khả năng đạt được các mục tiêu then chốt của các đối thủ cạnh tranh. II. Đánh giá sức mạnh và điểm yếu của đối thủ Các đối thủ khác nhau có thể thực hiện chiến lược và đạt mục tiêu của họ hay không tuỳ thuộc vào nguồn lực và khả năng của họ. - Bước đầu tiên để xác định sức mạnh và điểm yếu của đối thủ là phải thu thập những dữ liệu quan trọng về tình hình kinh doanh của họ như là: thị phần, lợi nhuận, tái đầu tư, lượng tiền mặt, đầu tư mới … Thông thường các thông tin này được biết thông qua các công ty nghiên cứu thị trường. - Các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ đều được xếp loại theo nhiều thang bậc khác nhau để công ty dễ dàng đưa ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp. Các vấn đề cần đánh giá là : Khách hàng, Chất lượng sản phẩm, Chủng loại sản phẩm, Hỗ trợ kỹ thuật, Đội ngũ bán hàng … Một trong những điểm mà công ty cần phải đánh giá đối thủ là sức mạnh tài chính. Tình hình tài chính của đối thủ cho thấy đối thủ có dễ dàng đáp ứng các quy định tài chính ngắn hạn và dài hạn hay không. Trong việc tìm kiếm nhược điểm đối thủ, công ty phải xác định bất cứ sự khẳng định mà đối thủ thực hiện trong doanh nghiệp và thị trường mà không còn hiệu lực một số công ty tin rằng họ sản xuất chất lượng tốt trong khi điều đó không là sự thật lâu dài. Nếu đối thủ đang mắc phải một sai lầm quan trọng thì đó là một thuận lợi của chúng ta. * Các kiểu phản ứng của đối thủ : 1, Đối thủ bỏ qua : Một số đối thủ không phản ứng nhanh chóng hay mạnh mẽ đối với hoạt động của địch thủ. 2, Đối thủ chọn lọc : Đối thủ có thể chỉ phản ứng với một vài cú tấn công và không để ý đến các dạng khác. 3, Đối thủ như hổ : Đối thủ phản ứng nhanh nhẹn và mạnh mẽ đối với bất kỳ tiến công nào trên phần đất của họ. 4, Đối thủ ngẫu nhiên : Một số đối thủ không cho thấy kiểu phản ứng nào đoán được. Đối thủ này có thể hoặc không trả đũa ở bất cứ trường hợp đặc biệt nào và không có cách để tiên liệu điều gì họ sẽ làm III. Chọn lựa đối thủ để tấn công và tránh né Công ty có thể tấn công một trong các loại đối thủ sau đây :  Đối thủ yếu chống mạnh : Hầu hết công ty nhắm vào các đối thủ yếu vì yêu cầu về nguồn và thời gian ít hơn.  Đối thủ xa chống gần : Hầu hết công ty cạnh tranh với đối thủ giống họ nhất.  Đối thủ tốt đối với xấu : Một công ty sẽ khôn ngoan để hỗ trợ các đối thủ tốt và tấn công đối thủ xấu. Cùng phân chia thị trường với đối thủ tốt. Đối thủ tốt có một số tính chất : - Hoạt động theo quy luật công nghiệp - Khẳng định thực tế về khả năng phát triển công nghiệp - Ấn định giá cả hợp lý trong mối quan hệ với chi phí - Muốn có một công nghiệp lành mạnh - Tác động người khác giảm chi phí hay cải tiến sự khác biệt - Chấp nhận mức độ chung của phân chia lợi nhuận Đối thủ xấu vi phạm các quy định: - Cố bán cổ phần hơn là thu - Đầu tư quá khả năng - Đảo lộn thế cân bằng công nghiệp. Ngoài ra, một công ty thật sự cần và hưởng lợi từ các đối thủ. Sự hiện hữu của các đối thủ đem lại nhiều thuận lợi chiến lược : giảm được nguy cơ bất tín; tăng tổng nhu cầu; sẽ đa dạng hơn; cung cấp chi phí bao trùm cho các nhà sản xuất ít hiệu quả; chia xẻ chi phí phát triển thị trường và hợp pháp hóa kỹ thuật mới; cải tiến sức mạnh trả giá đối với các liên đoàn lao động hay các nhà điều chỉnh; sẽ phục vụ các phân khúc ít hấp dẫn. BÀI TẬP: 1. Cho ví dụ về các loại cạnh tranh - Độc quyền thuần tuý - Ít cạnh tranh thuần tuý - Ít cạnh tranh khác biệt - Cạnh tranh độc quyền - Cạnh tranh thuần tuý 2. Hãy liệt kê 10 nhóm đối thủ cạnh tranh về sản phẩm và về nhu cầu Sản phẩm chính Đối thủ về sản phẩm Đối thủ về nhu cầu 3. Hãy liệt kê 10 nhóm đối thủ cần tấn công hay tránh né Sản phẩm chính Đối thủ cần tấn công Đối thủ cần tránh né